Nhãn lồng Hưng Yên rởm xuất hiện trên thị trường

07:18, Thứ ba 26/07/2011

( PHUNUTODAY ) - Cũng theo ông Tám, vụ nhãn chính năm nay phải tầm từ rằm tháng 7 đến hết tháng 8 (âm lịch). Năm nay mùa nhãn sớm đến từ đầu tháng 6 âm nhưng được rất ít.

(Phunutoday) - 1kg nhãn lồng Hưng Yên có giá bán tại vườn là 50.000 - 60.000 đồng/kg, nhưng trong các sạp hàng, gánh hàng rong tại Hà Nội, loại nhãn này chỉ có giá 30.000 - 45.000 đồng/kg. Và mặc dù, nhãn lồng Hưng Yên chưa vào chính vụ, nhưng trên thị trường đã tràn lan loại đặc sản này.

[links()]
Càng rẻ, càng sợ!

Dừng chân tại một sạp [[hoa quả]] ở đường Đặng Tiến Đông, Đống Đa, Hà Nội, chị Thanh (Thanh Xuân, Hà Nội) vừa ngó mấy chùm nhãn vừa hỏi giá. Chủ hàng đon đả: "Mua nốt cho chị nhé, chị để rẻ cho. Nhãn lồng Hưng Yên đấy. Loại có cành thì 40.000 đồng/kg, loại rời thì 30.000 đồng/kg. Ngon lắm!’’. Nghe đến thế chị lắc đầu đi luôn.

Một sạp hàng nhãn gắn mác nhãn lồng Hưng Yên trên đường Đặng Tiến Đông, Đống Đa, Hà Nội.
Một sạp hàng nhãn gắn mác nhãn lồng Hưng Yên trên đường Đặng Tiến Đông, Đống Đa, Hà Nội.

Chị tâm sự: "Mình thường ăn nhãn nên mình biết, nhãn ngon cũng phải 80 - 100.000 đồng/kg cơ. Mua rẻ thế này mình hơi sợ, chả biết nó là nhãn gì nên không ăn tốt hơn".

Không cảnh giác như chị Thanh, chị Trang (Cầu Giấy, Hà Nội) mua hẳn 3 cân về ăn với giá 45.000 đồng/kg. Tuy nhiên, chị Trang cho biết: "Thấy người bán hàng bảo là nhãn Hưng Yên mình mua về ăn thử, nhìn quả to và đẹp lắm. Lúc mua tươi ngon là thế, mới để được trong tủ lạnh có một ngày mà đã có quả ủng ra rồi".

Một thương lái ở chợ Long Biên cho biết: "Nhãn bây giờ ở chợ đều là nhãn Thái, chứ nhãn Hưng Yên đã làm gì có. Mà nhãn Thái không để được lâu đâu, không ăn ngay là ủng hết, không như nhãn Hưng Yên, để khô ăn vẫn ngon và ngọt".

Đến vùng đất nhãn Hưng Yên, ông Bùi Xuân Tám, chủ nhà vườn nhãn ở Hồng Nam, Lễ Châu cho biết: "Nhãn Thái cũng được người dân mua bán ở chợ Hưng Yên này. Vì nó được phun thuốc nên lá và vỏ vẫn tươi nguyên như người vừa bẻ xuống. Nên dân ở đây họ không mua.

Năm ngoái nhãn Thái cũng có trà (vụ) cuối cùng, nó mang về mình nhiều. Người dân thấy rẻ quá nên mang về đây người ta sấy. Người làm thuê bị thối hết móng tay. Năm nay nó sang chắc họ không dám làm. Nhãn Thái ăn xong có vị ngai ngái đọng ở cổ, không ngon như nhãn mình đâu. Nhưng được cái là nó đẹp mã, lại to nữa, không như nhãn mình, vỏ sần mà nhỏ quả". Ông Tám nói.



Cũng theo ông Tám, vụ nhãn chính năm nay phải tầm từ rằm tháng 7 đến hết tháng 8 (âm lịch). Năm nay mùa nhãn sớm đến từ đầu tháng 6 âm nhưng được rất ít.

Ông Bùi Xuân Tám, một nhà vườn trồng nhãn có tiếng ở Hồng Nam, Hưng Yên đang chăm sóc  cây đợi ngày thu thoạch
Ông Bùi Xuân Tám, một nhà vườn trồng nhãn có tiếng ở Hồng Nam, Hưng Yên đang chăm sóc cây đợi ngày thu thoạch.

"Tất cả nhà vườn ở vùng này không đủ một tấn nhãn sớm. Có nhà làm đến ba chục cây mà vẫn không có quả ăn. Nhà tôi cũng chỉ được có 2 tạ. Cả vùng này chắc chỉ được vài tạ thôi. Toàn người trong tỉnh đến tận vườn mua đi biếu chứ bán ra thị trường là không có. Gián bán tại nhà bây giờ là 60.000 đồng/kg, thấp nhất là 50.000 đồng/kg rồi. Cho đến bây giờ là không còn nhãn sớm nữa".

Theo ông Tám, một trà nhãn Hưng Yên gồm có: nhãn sớm (thường là bắt đầu từ tháng 5), nhãn chính vụ (từ tháng 6 đến trung tuần tháng 7) và nhãn muộn (từ trung tuần tháng 7 đến cuối tháng 8). Năm nay, vì thời tiết rét sớm lại kéo dài nên, vụ nhãn chính của Hưng Yên sẽ muộn hơn 1 tháng.

"Nhãn lồng (nhãn hạt, nhãn cây) từ thời các cụ nhà tôi còn chưa đến chục cây, giờ ít nhà còn loại này. Quả ngọt, thơm. Nhãn nhà trồng chủ yếu là nhãn Hương Chi, đây là loại nhãn phổ thông. Nhãn cùi, nhãn đường phèn, quả nhỏ hơn, ăn ngon hơn nhưng không kinh tế, năng suất không bằng, tuy không được như nhãn hạt nhưng những loại nhãn này cũng đều được gọi chung là nhãn lồng Hưng Yên mà nhãn ở nhiều vùng quê khác không sánh bằng" - Vợ ông Tám cho biết.

Chị Bắc, một chủ vườn ở Lễ Châu, [[Hưng Yên]] cho biết: "Nhãn lồng ít nhà còn lắm, nếu có chỉ 1 - 2 cây thôi. Nhà tôi giờ còn 4 - 5 cây là nhiều rồi. Giờ chỉ còn một cây nhãn tổ 300 tuổi ở chùa Hiến. Nhà có 2 mẫu nhưng chủ yếu là nhãn Hương Chi. Năm nay vì thời tiết nên nhãn ra muộn, giờ vẫn còn nhỏ quả, quả mới chuyển từ màu xanh sang màu gụ của nhãn. Muộn thế này chắc chắn sang năm nhãn còn muộn nữa."

(Thực hiện)
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc