Nhật quyết hướng radar về TQ, Triều Tiên lại kéo tên lửa

18:43, Chủ nhật 21/04/2013

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) – Nhật sẽ không thay đổi kế hoạch lập căn cứ radar để theo dõi Trung Quốc, quân đội Trung Quốc cắm trại trong khu vực của Ấn Độ, Triều Tiên tiếp tục kéo tên lửa tầm ngắn ra bờ biển phía Đông…

(Phunutoday) – Nhật sẽ không thay đổi kế hoạch lập căn cứ radar để theo dõi Trung Quốc, quân đội Trung Quốc cắm trại trong khu vực của Ấn Độ, Triều Tiên tiếp tục kéo tên lửa tầm ngắn ra bờ biển phía Đông…

Tờ Japan News Network đưa tin, ngày 19/4 sau khi gặp gỡ chủ tịch nghị viện Yonaguni, tỉnh Okinawa, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho biết, sẽ không thay đổi kế hoạch đưa lực lượng điều khiển radar tới đảo Yonaguni, tỉnh Okinawa lập căn cứ radar để theo dõi Trung Quốc tại đảo này. Ảnh radar mảng pha mặt đất FPS-XX của Nhật Bản.
Tờ Japan News Network đưa tin, ngày 19/4 sau khi gặp gỡ chủ tịch nghị viện Yonaguni, tỉnh Okinawa, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho biết, sẽ không thay đổi kế hoạch đưa lực lượng điều khiển radar tới đảo Yonaguni, tỉnh Okinawa lập căn cứ radar để theo dõi Trung Quốc tại đảo này. Ảnh radar mảng pha mặt đất FPS-XX của Nhật Bản.

 

Theo nguôn tin từ chính phủ Ấn Độ, đêm 15/4, khoảng 50 binh lính Trung Quốc đã tiến sâu 10km và lập một trại quân trong một khu vực hẻo lánh trong dãy Himalaya mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền. Quân của Lực lượng Cảnh sát Biên giới Ấn Độ - Tây Tạng cũng đã lập một trại đối diện, cách trại lính của Trung Quốc 300m. Ảnh binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc gặp nhau trong một lần tuần tra tại khu vực biên giới.
Theo nguôn tin từ chính phủ Ấn Độ, đêm 15/4, khoảng 50 binh lính Trung Quốc đã tiến sâu 10km và lập một trại quân trong một khu vực hẻo lánh trong dãy Himalaya mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền. Quân của Lực lượng Cảnh sát Biên giới Ấn Độ - Tây Tạng cũng đã lập một trại đối diện, cách trại lính của Trung Quốc 300m. Ảnh binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc gặp nhau trong một lần tuần tra tại khu vực biên giới.

 

Hãng thông tấn Yonhap (Hàn Quốc) ngày 21/4, dẫn tin từ quân đội Hàn Quốc cho hay, hình ảnh vệ tinh cho thấy các lực lượng Triều Tiên đã di chuyển hai bệ phóng tên lửa di động cho tên lửa Scud tầm ngắn tới tỉnh tới bờ biển phía Đông nước này.
Hãng thông tấn Yonhap (Hàn Quốc) ngày 21/4, dẫn tin từ quân đội Hàn Quốc cho hay, hình ảnh vệ tinh cho thấy các lực lượng Triều Tiên đã di chuyển hai bệ phóng tên lửa di động cho tên lửa Scud tầm ngắn tới tỉnh tới bờ biển phía Đông nước này.

 

Động thái kéo tên lửa tấm ngắn ra bờ Đông của CHDCND Triều Tiên được giới phân tích cho là dấu hiệu nước này đang đẩy mạnh việc chuẩn bị cho một vụ phóng thử nghiệm. Tên lửa Scud có tầm bắn 300 - 500km có khả năng  bao trùm toàn dải biên giới Hàn Quốc. Đầu tháng 4, Triều Tiên cũng đã chuyển hai tên lửa Musudan tầm trung và đặt bảy bệ phóng di động trong cùng một khu vực này.
Động thái kéo tên lửa tấm ngắn ra bờ Đông của CHDCND Triều Tiên được giới phân tích cho là dấu hiệu nước này đang đẩy mạnh việc chuẩn bị cho một vụ phóng thử nghiệm. Tên lửa Scud có tầm bắn 300 - 500km có khả năng bao trùm toàn dải biên giới Hàn Quốc. Đầu tháng 4, Triều Tiên cũng đã chuyển hai tên lửa Musudan tầm trung và đặt bảy bệ phóng di động trong cùng một khu vực này.

 

Yonhap ngày 20/4 đưa tin, Triều Tiên tức giận đe dọa tăng cường chiến tranh trước việc ngày 18/4, Giám đốc Văn phòng an ninh Hàn Quốc Kim Jang-soo phát biểu trước Ủy ban Quốc hội rằng, không có dấu hiệu nào cho thấy Bình Nhưỡng đang chuẩn bị cho một cuộc chiến và thậm chí nó cũng không có khả năng tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện trên bán đảo Triều Tiên. “Những nhận xét khiêu khích như vậy sẽ chỉ đẩy nhanh tới thời điểm xảy ra một
Yonhap ngày 20/4 đưa tin, Triều Tiên tức giận đe dọa tăng cường chiến tranh trước việc ngày 18/4, Giám đốc Văn phòng an ninh Hàn Quốc Kim Jang-soo phát biểu trước Ủy ban Quốc hội rằng, không có dấu hiệu nào cho thấy Bình Nhưỡng đang chuẩn bị cho một cuộc chiến và thậm chí nó cũng không có khả năng tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện trên bán đảo Triều Tiên. “Những nhận xét khiêu khích như vậy sẽ chỉ đẩy nhanh tới thời điểm xảy ra một "cú đánh" tới miền Nam”, Yonhap dẫn cảnh báo từ CHDCND Triều Tiên.

 

Hãng thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 20/4 đã phát đi thông báo phủ nhận có liên quan đến vụ đánh bom ở Boston làm ba người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương hôm 15/4. Đồng thời tuyên bố nước này phản đối mọi hình thức khủng bố. Trước đó, hôm 17/4, trang web WorldNetDaily của Mỹ đưa tin Triều Tiên có thể đứng sau vụ đánh bom ở Boston, do Bình Nhưỡng gần đây liên tục dọa tấn công Mỹ.
Hãng thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 20/4 đã phát đi thông báo phủ nhận có liên quan đến vụ đánh bom ở Boston làm ba người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương hôm 15/4. Đồng thời tuyên bố nước này phản đối mọi hình thức khủng bố. Trước đó, hôm 17/4, trang web WorldNetDaily của Mỹ đưa tin Triều Tiên có thể đứng sau vụ đánh bom ở Boston, do Bình Nhưỡng gần đây liên tục dọa tấn công Mỹ.

 

 Hãng KCNA coi việc nghi ngờ Triều Tiên là một mưu toan của “các thế lực thù địch” hòng làm tổn hại danh tiếng của Triều Tiên. “Chúng tôi nhấn mạnh một lần nữa rằng chúng tôi không có quan hệ với Al-Qaeda, và bằng việc ký vào các thỏa thuận chống khủng bố quốc tế, chúng tôi tiếp tục giữ lập trường phản đối mọi hình thức khủng bố”, KCNA nêu rõ.
Hãng KCNA coi việc nghi ngờ Triều Tiên là một mưu toan của “các thế lực thù địch” hòng làm tổn hại danh tiếng của Triều Tiên. “Chúng tôi nhấn mạnh một lần nữa rằng chúng tôi không có quan hệ với Al-Qaeda, và bằng việc ký vào các thỏa thuận chống khủng bố quốc tế, chúng tôi tiếp tục giữ lập trường phản đối mọi hình thức khủng bố”, KCNA nêu rõ.

 

Ngày 20/4, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã triệu tập một cuộc họp gồm các quan chức cao cấp nhất về an ninh để thảo luận tiến trình điều tra và việc bắt giữ nghi phạm thứ hai của vụ đánh bom ở Boston. Ông Obama yêu cầu thu thập các thông tin tình báo để tiếp tục làm rõ các câu hỏi xung quanh vụ tấn công khủng bố, động cơ là gì?
Ngày 20/4, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã triệu tập một cuộc họp gồm các quan chức cao cấp nhất về an ninh để thảo luận tiến trình điều tra và việc bắt giữ nghi phạm thứ hai của vụ đánh bom ở Boston. Ông Obama yêu cầu thu thập các thông tin tình báo để tiếp tục làm rõ các câu hỏi xung quanh vụ tấn công khủng bố, động cơ là gì?

 

Ngày 20/4, hãng tin Reuters trích một nguồn tin từ cơ quan điều tra tiết lộ, Nga chính là nước đã yêu cầu Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) điều tra nghi phạm vụ đánh bom Boston Tamerlan Tsarnaev năm 2011, vì Tamerlan tham gia một nhóm Hồi giáo cực đoan và chuẩn bị “tham gia các nhóm hoạt động ngầm chưa xác định”. Sau điều tra, FBI kết luận chưa thấy có gì đáng nghi ở Tamerlan thời điểm đó. Anh em nhà Tsarnaev là người gốc Chechnya, thuộc Nga.
Ngày 20/4, hãng tin Reuters trích một nguồn tin từ cơ quan điều tra tiết lộ, Nga chính là nước đã yêu cầu Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) điều tra nghi phạm vụ đánh bom Boston Tamerlan Tsarnaev năm 2011, vì Tamerlan tham gia một nhóm Hồi giáo cực đoan và chuẩn bị “tham gia các nhóm hoạt động ngầm chưa xác định”. Sau điều tra, FBI kết luận chưa thấy có gì đáng nghi ở Tamerlan thời điểm đó. Anh em nhà Tsarnaev là người gốc Chechnya, thuộc Nga.

 

Ngày 20/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran đã lên tiếng bác bỏ một tuyên bố của Hội đồng Bảo an LHQ cho rằng chương trình hạt nhân của Tehran là một mối đe dọa. Theo người phát ngôn này, Iran đang tiếp tục chương trình hạt nhân “hoàn toàn hòa bình” của mình dưới sự giám sát liên tục của các thanh sát viên IAEA và Tehran sẽ
Ngày 20/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran đã lên tiếng bác bỏ một tuyên bố của Hội đồng Bảo an LHQ cho rằng chương trình hạt nhân của Tehran là một mối đe dọa. Theo người phát ngôn này, Iran đang tiếp tục chương trình hạt nhân “hoàn toàn hòa bình” của mình dưới sự giám sát liên tục của các thanh sát viên IAEA và Tehran sẽ "tiếp tục sự hợp tác" với cơ quan này. Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad trong một chuyến thăm cơ sở làm giàu uranium Natanz phía nam thủ đô Tehran.

 

Trước đó, ngày 19/4, nhóm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ trong một tuyên bố đã đánh giá
Trước đó, ngày 19/4, nhóm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ trong một tuyên bố đã đánh giá "các hoạt động tiếp tục theo đuổi hạt nhân" của Iran là một mối đe dọa đối với Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran nhấn mạnh, Iran là một thành viên tận tâm của IAEA, là một trong những quốc gia đầu tiên ký NPT và luôn cam kết với những nghĩa vụ, bổn phận theo hiệp ước này.

 

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 21/4 cho biết, Mỹ sẽ tăng gấp đôi viện trợ cho lực lượng đối lập Syria, lên 250 triệu USD và mở rộng hỗ trợ quân sự phi sát thương cho các tay súng nổi dậy, ngoài những viện trợ về lương thực và trang thiết bị y tế hiện nay, song không cho biết thêm thông tin chi tiết. Cho tới nay, Mỹ đã hỗ trợ phi sát thương cho phe đối lập Syria khoảng 117 triệu USD.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 21/4 cho biết, Mỹ sẽ tăng gấp đôi viện trợ cho lực lượng đối lập Syria, lên 250 triệu USD và mở rộng hỗ trợ quân sự phi sát thương cho các tay súng nổi dậy, ngoài những viện trợ về lương thực và trang thiết bị y tế hiện nay, song không cho biết thêm thông tin chi tiết. Cho tới nay, Mỹ đã hỗ trợ phi sát thương cho phe đối lập Syria khoảng 117 triệu USD.

 

Người phát ngôn của Tổng thống Đức Joachim Gauck hôm 20/4 cho biết, một bức thư gửi cho ông Gauck đã được hủy vì nó bị nghi ngờ chứa chất nổ. Các chuyên gia bom mìn kích nổ có kiểm soát bức thư ở trong công viên bên ngoài dinh tổng thống ở trung tâm Berlin. Văn phòng cảnh sát liên bang xác nhận đã hủy lá thư và đang truy tìm tung tích người gửi (Tổng hợp theo các báo).
Người phát ngôn của Tổng thống Đức Joachim Gauck hôm 20/4 cho biết, một bức thư gửi cho ông Gauck đã được hủy vì nó bị nghi ngờ chứa chất nổ. Các chuyên gia bom mìn kích nổ có kiểm soát bức thư ở trong công viên bên ngoài dinh tổng thống ở trung tâm Berlin. Văn phòng cảnh sát liên bang xác nhận đã hủy lá thư và đang truy tìm tung tích người gửi (Tổng hợp theo các báo).

 

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc