Những ai không nên ăn hành muối ngày tết?

( PHUNUTODAY ) - Hành muối là món ăn truyền thống vào ngày tết cổ truyền ở Việt Nam, nhưng không phải ai cũng thích hợp để ăn.

Dưa hành là một trong những món ăn cổ truyền trong mâm cơm ngày tết, không cầu kỳ, không kiểu cách, cũng chẳng phải là món ăn chính nhưng mâm cỗ tết mà thiếu dưa hành là một mâm cỗ không trọn vẹn.

hanh4

Một số tác dụng của dưa hành

- Dưa hành giúp tiêu hóa giúp tiêu hóa thức ăn hiệu quả: Chứa nhiều các lợi khuẩn probiotic, dưa hành muối có thể tăng cường lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa. Đồng thời hành là loại củ có tính chất cay nóng và ấm, do đó ăn hành muối sẽ giúp làm ấm cho cơ thể trong mùa lạnh và giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, chống đầy bụng, khó tiêu.

- Dưa hành giúp chống oxy hóa: Bên cạnh việc cung cấp lợi khuẩn thì dưa hành muối còn có tác dụng chống lại các gốc tự do, ngăn chặn các chất chống oxy hóa. Tác dụng này có khả năng bảo vệ các tế bào trong cơ thể, ngăn ngừa những vấn đề về bệnh tim mạch, ung thư và lão hóa trong cơ thể.

hanh1

Những ai không nên ăn hành muối?

Người mắc bệnh thận

Hành muối chứa hàm lượng muối lớn gây hại cho thận, tăng nguy cơ cao huyết áp, phù nề cơ thể. Vì vậy, những người thận yếu, suy thận không nên ăn nhiều. Nếu muốn sử dụng, mọi người nên bóc bỏ phần vỏ ngoài và chỉ ăn phần dưa trắng bên trong, ngoài ra có thể ngâm hành qua với nước sạch để làm giảm lượng muối.

Người béo phì

Đối với người béo phì, ăn hành muối kèm với thịt mỡ rất dễ hấp thu chất dinh dưỡng, khiến cơ thể càng béo hơn. Để đảm bảo sức khỏe, mọi người mỗi bữa chỉ nên ăn 5-7 củ hành và phải ăn hành được ngâm chín kỹ.

Phụ nữ mang thai

Phụ nữ có thai nên hạn chế sử dụng hành muối bởi đây là thực phẩm chứa nhiều nitric và nitrite có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài ra, món ăn này thường chứa nhiều muối, không tốt cho sức khỏe phụ nữ mang thai.

Người bị hôi miệng

Sau khi ăn hành muối có mùi hăng nên khi ăn vào miệng sẽ làm cho miệng có mùi. Mùi hăng của hành đi thẳng vào cơ thể sẽ bị đào thải qua tuyến mồ hôi gây mùi khó chịu.

Người bị viêm loét dạ dày

Hành muối được lên men nên chứa nhiều axit, vì vậy, những người bị viêm loét dạ dày và mắc các chứng rối loạn tiêu hóa không nên ăn để tránh bệnh càng trở nên nặng hơn.

Bệnh nhân ung thư

Nitrat trong dưa hành khi kết hợp với đạm trong thực phẩm tạo thành nitrosamine. Chất này tích tụ trong cơ thể có thể gây ung thư, hình thành các khối u. Do đó những người có nguy cơ ung thư hoặc đang bị bệnh nên tuyệt đối tránh ăn dưa hành để đảm bảo sức khỏe.

hanh

Cách sử dụng dưa hành muối đảm bảo sức khỏe

Điều đầu tiên cần ghi nhớ chính là những người mắc các bệnh về tim mạch, thận, gan và dạ dày thì không nên ăn hành muối chua. Nguyên nhân là do món ăn này chứa nhiều muối và nó có men tiêu hóa cao nên có thể gây ra những biến chứng vô cùng bất lợi.

Ngoài ra, bạn nên tự mua nguyên liệu tươi sạch để làm dưa hành muối tại nhà nhằm đảm bảo chất lượng của món ăn cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trước khi muối dưa, bạn hãy rửa thật sạch các nguyên liệu cũng như các dụng cụ dùng để muối. Thêm vào đó, việc ưu tiên sử dụng các loại dụng cụ bằng gốm, sành, sứ, thủy tinh hoặc nồi inox chuyên biệt cho muối dưa là hết sức cần thiết.

Mặt khác, bạn cũng nên chú ý đến việc bảo quản dưa hành muối. Đặt hũ hoặc lọ dưa hành ở những nơi thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời để món ăn không bị biến chất nhé.

Lúc ăn dưa hành muối, bạn nhớ dùng đũa sạch gắp ra rồi rửa sơ qua với nước sôi để nguội hoặc nước muối pha loãng, tiếp theo bóc phần vỏ ngoài và chỉ ăn phần dưa trắng nõn bên trong.

Đặc biệt, bạn tuyệt đối không được ăn dưa hành muối khi thấy dưa có váng mốc hoặc bị mốc đen bởi vì mốc chính là những loại nấm chứa các loại độc tố có thể gây ung thư gan, tổn thương hệ thần kinh, tim, phổi,...

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link