Câu chuyện 1:
Vợ dặn, cứ khi nào em kêu đau bụng, anh phải đưa em đến bệnh viện ngay. Vì thế anh Tùng (Thanh Nhàn, Hà Nội) luôn sẵn sàng trong tư thế trực chiến, nằm lòng câu khẩu hiệu "cứ đau là chạy". Ai ngờ hôm đó, vợ anh ôm cái nhà vệ sinh, nhăn nhó kêu đau vì khó chịu do mãi không đi ngoài được, chứ chẳng phải đau đẻ gì. Đó chỉ là một trong 3 lần anh Tùng gặp phải "báo động giả" trong thời gian vợ ở nhà chờ sinh.
Một lần khác, khi anh đang họp ở công ty, bỗng nhận được tin nhắn của vợ "em đau bụng theo từng cơn, giống triệu chứng sắp sinh, chồng về ngay đi". Anh lại tức tốc phi về nhà, xách giỏ hành lý, hộ tống vợ vào viện. Khám xong xuôi, bác sĩ nói vẫn chưa có cơn co, dự tính 2 tuần nữa mới sinh, nhiều khả năng đau bụng do rối loạn tiêu hóa. Lúc này vợ anh mới cười hì hì, thú thật "có làm chục cái nem chua buổi sáng" vì thèm quá.
Một tuần trước ngày dự sinh, anh Tùng lại được phen hốt hoảng vì đang ngủ, vợ dậy đi WC rồi hốt hoảng vì thấy ra máu báo. Đọc trên mạng thấy đây là dấu hiệu sắp sinh, hai anh chị lại dắt díu nhau vào viện, chắc mẩm sáng sẽ đẻ luôn. Thế nhưng 3 ngày trong viện, vợ anh vẫn không có dấu hiệu đau bụng, không mở tử cung nên bác sĩ lại cho về.
3 lần đi đẻ hụt khiến ông bố 27 tuổi có phần mệt mỏi. Đến hôm vợ kêu đau thật, anh không vội vã, cũng chẳng lo lắng như những lần trước mà bình thản ngồi tra hỏi: "Hôm nay em có ăn gì lạ không? Có làm chục trứng lộn, sushi hay bò nhúng dấm không? Chắc đau đẻ thật mới đi đấy nhé".
Nghe thấy chồng hỏi dồn dập, vợ anh cũng "chột dạ", vì lần đầu sinh con đã biết thế nào là "đau thật, đau giả" đâu. Thế là khi cơn đau dồn dập kéo đến, chị vẫn cố chịu ở nhà. Đến lúc đau toát mồ hôi, chị mới gọi chồng. Hai người tức tốc vào viện, chị đã mở được 7 phân và được chuyển thẳng vào phòng đẻ. Bác sĩ nói chỉ cần muộn một chút là chị có thể sinh trên đường. Anh Tùng tái mặt, lòng áy náy vô cùng. Suốt hơn một tiếng chờ vợ đẻ, anh không dám nói một câu nào với bố mẹ hai bên. Chỉ đến khi ôm đứa con bé bỏng trên tay, anh mới thở phào, mừng rơi nước mắt.
Câu chuyện 2:
Cũng rơi vào hoàn cảnh gần giống như anh Tùng nhưng anh Đức Cường (Hòa Bình) còn "thảm" hơn. Vợ anh dự kiến thai to, tràng hoa quấn cổ 3-4 vòng, lại có tiền sử huyết áp nên anh cẩn thận đưa vợ xuống Hà Nội khi ngày dự sinh sắp đến gần. Một tuần ở trong bệnh viện chăm vợ, anh cũng dần kiệt sức vì chẳng có chỗ ngủ, suốt ngày phải vạ vật hành lang, ghế đá, sút 3 cân.
Vốn đã gày guộc, thiếu ngủ, lại thêm đầu óc rối bù, chẳng tắm gội chỉn chu nên trông anh xác xơ, không khác gì mấy ông nghiện. Thế là lần nào đi qua cửa, bảo vệ cũng nhìn anh từ đầu đến chân. Có lần một anh bảo vệ yêu cầu kiểm tra cái túi đen anh mua vào cho vợ, vì nghi trong đó có kim tiêm hay chất cấm. Anh nhất quyết không cho xem, họ lại càng nghi ngờ. Mãi về sau, anh đành chấp nhận mở túi ra, trong ánh mắt ngượng ngùng của cả mấy người vì đó là mớ quần lót dự trữ cho bà đẻ.
Đến lúc vợ đẻ thật, thì anh Cường đang bận "ngủ bù" ở ghế đá công viên do đêm trước thức trắng. Điện thoại hết pin anh cũng không để ý, ngủ mê mệt liền 5 tiếng. Lúc anh tỉnh dậy, trời đã lờ mờ tối. Anh tức tốc chạy về phòng vợ nằm thì không thấy đâu, sốt ruột chạy khắp nơi đi tìm vừa đi vừa mếu máo "Vợ em đâu rồi". Đến khi đi qua phòng sau sinh, anh mới tá hỏa vì thấy mẹ vợ đang bế cháu. Bị mọi người mắng té tát, anh chỉ biết cười hì hì nhìn cô công chúa đáng yêu đang say ngủ.
Câu chuyện 3:
Cũng rơi vào hoàn cảnh gần giống như anh Tùng nhưng anh Đức Cường (Hòa Bình) còn "thảm" hơn. Vợ anh dự kiến thai to, tràng hoa quấn cổ 3-4 vòng, lại có tiền sử huyết áp nên anh cẩn thận đưa vợ xuống Hà Nội khi ngày dự sinh sắp đến gần. Một tuần ở trong bệnh viện chăm vợ, anh cũng dần kiệt sức vì chẳng có chỗ ngủ, suốt ngày phải vạ vật hành lang, ghế đá, sút 3 cân.
Vốn đã gày guộc, thiếu ngủ, lại thêm đầu óc rối bù, chẳng tắm gội chỉn chu nên trông anh xác xơ, không khác gì mấy ông nghiện. Thế là lần nào đi qua cửa, bảo vệ cũng nhìn anh từ đầu đến chân. Có lần một anh bảo vệ yêu cầu kiểm tra cái túi đen anh mua vào cho vợ, vì nghi trong đó có kim tiêm hay chất cấm. Anh nhất quyết không cho xem, họ lại càng nghi ngờ. Mãi về sau, anh đành chấp nhận mở túi ra, trong ánh mắt ngượng ngùng của cả mấy người vì đó là mớ quần lót dự trữ cho bà đẻ.
Đến lúc vợ đẻ thật, thì anh Cường đang bận "ngủ bù" ở ghế đá công viên do đêm trước thức trắng. Điện thoại hết pin anh cũng không để ý, ngủ mê mệt liền 5 tiếng. Lúc anh tỉnh dậy, trời đã lờ mờ tối. Anh tức tốc chạy về phòng vợ nằm thì không thấy đâu, sốt ruột chạy khắp nơi đi tìm vừa đi vừa mếu máo "Vợ em đâu rồi". Đến khi đi qua phòng sau sinh, anh mới tá hỏa vì thấy mẹ vợ đang bế cháu. Bị mọi người mắng té tát, anh chỉ biết cười hì hì nhìn cô công chúa đáng yêu đang say ngủ.
Câu chuyện 4:
Nghe vợ nói vậy, chồng Hiền nói: “Em yên tâm, anh dù thế nào cũng phải là người đầu tiên nhìn mặt con. Trước còn bé, anh toàn phải soi đèn cho ông nội đỡ heo mới sinh, bò mới đẻ nên chứng kiến vợ đẻ thấy bình thường thôi”.
Thấy chồng nói vậy, người vợ trẻ này rất yên tâm. Nhưng mọi việc người tính không bằng trời tính. "Hôm vợ chồng mình đi đẻ lại suýt soát 12 giờ đêm. Vừa vào viện thị xã, mình đã vỡ ối. Hôm ấy, ở khoa này rất vắng người. Ngoài 4-5 bà đẻ đang nằm trong phòng chờ sinh thì chỉ có mình vỡ ối luôn nên được các chị y tá đưa lên bàn sinh luôn. Còn chồng cứ loanh quanh đi đóng tiền và làm thủ tục nhận phòng”.
Lúc chồng Hiền lên đến phòng sinh để dự định cùng ở bên vợ vượt cạn cũng là lúc Hiền đã sinh xong: “Lúc đó, cả phòng chờ sinh chỉ có một mình mình sinh. Sinh xong là hơn 1 giờ sáng nên trời đã khuya lơ khuya lắt. Lúc này, sau khi làm xong hết mọi thủ tục, nhận phòng... rồi cất đồ vào phòng, chồng mới vội bước xuống cửa phòng sinh lấp ló thì đã nghe tiếng khóc của baby".
Người vợ này kể tiếp: "Chồng mình bảo rằng, lúc ấy, anh còn không nghĩ là con mình nữa. Chẳng thế mà mình nằm trong phòng cứ nghe thấy tiếng anh một mực xin cô y tá cho vào với vợ. Nhưng cô y tá nói rằng: 'Vợ sinh xong rồi, đang làm vệ sinh... đợi chút nữa chị cho vào'. Tiếng chồng mình còn hốt hoảng cãi lại: 'Chị có nhầm không, làm gì nhanh quá vậy? Vợ em mới vào viện cách đây 1 giờ mà'. Dù mình đang được chị y tá khâu vết mổ nhưng thấy giọng hoảng hốt của chồng, cả 2 cũng phải cười ngoác miệng. Chị y tá thấy chồng mình vậy nên vừa cười vừa giải thích: 'Đêm nay chỉ có 1 mình vợ anh sinh thôi. Yên tâm, không có lộn được đâu mà lo'”.
Thấy vợ cười ngặt vừa kể chuyện đi đẻ, anh Minh - chồng chị Hiền ngồi cạnh phân bua: “Cả đời mình chỉ theo vợ đi đẻ 1 lần nên vào những chỗ như thế, mình cứ thấy bối rối. Ngại nhất là lúc để vợ đó để đi làm thủ tục cho vợ. Đi qua 2 phòng chờ sinh, thấy 4-5 chị bầu cứ đang ngồi nằm đủ các tư thế. Mình lỡ nhìn thấy mà ngại quá đành nhắm mắt cúi đầu đi thẳng không dám ngẩng mặt hay ngó nghiêng gì nữa. Chưa kể, nhập viện làm thủ tục lần đầu nên lúng túng và lâu la tới gần 1 giờ mới xong. Quay lại phòng đẻ, mình lại càng ngẩn người vì vợ đã đẻ từ lúc nào. Thế là lỡ mất phi vụ theo vợ vào phòng đẻ như đã hứa với vợ từ trước. Cũng may mẹ tròn con vuông”.
Như nhớ lại những chuyện cười ngày đưa vợ đi đẻ, người chồng này còn kể: “Vì nhà ông bà nội ngoại đều ở xa, vợ chồng xác định tự chăm nhau khi vượt cạn. Thế nên khi vợ đẻ xong, dù vợ đã dặn mua cơm, mua thịt... Nhưng sợ vợ đói, mình xách 2 cái cặp lồng ra ngoài cổng viện mua đồ ăn cho vợ. Nghĩ vợ đói sẽ ăn nhiều, mình mua nào là cháo thịt, nào là phở bò, nào là sữa đậu nành nóng... Cứ lẩm bẩm vậy nên cuối cùng mình quên hẳn việc mua cơm cho vợ. Đem về, không có cơm theo yêu cầu nên vợ còn định dỗi không ăn nữa chứ. Phải nịnh mãi vợ mới chịu ăn cho”.