Những địa danh mang đậm dấu ấn của Bác Hồ ở xứ Nghệ

( PHUNUTODAY ) - Nghệ An là mảnh đất đã sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh, người con vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Hôm nay, mời bạn cùng chúng tôi tham quan những địa danh mang đậm dấu ấn về Người ở Nghệ An.

Làng Hoàng Trù (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn)

Làng Hoàng Trù là quê ngoại của Bác Hồ. Tại nơi đây Người đã cất tiếng khóc chào đời và trong 5 năm đầu đời, Người đã sống tại đây.

Làng Hoàng Trù là nơi Bác sống 5 năm đầu đời

Làng Hoàng Trù là nơi Bác sống 5 năm đầu đời

Tới đây, bạn không thể không ghé thăm ngôi nhà của cụ Hoàng Đường là ông ngoại của Bác. Ngôi nhà này chính là nơi mà bà Hoàng Thị Loan, mẹ của Bác đã sinh ra và lớn lên. Đây cũng là lớp học đầu tiên ươm trồng tài năng của ông Nguyễn Sinh Sắc, bố của Bác Hồ.

Ngôi nhà của cụ Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan sau khi hai người kết hôn nằm ở phía Tây nhà ông bà Hoàng Đường. Ngày 19/5/1890, cậu bé Nguyễn Sinh Cung đã cất tiếng khóc chào đời tại đây.

Làng Sen (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn)

Đây là quê nội của Bác, nơi có ngôi nhà của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Từ năm 11 – 16 tuổi, sau khi mẹ mất Bác Hồ đã chuyển tới đây sống. Mừng cụ Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó bảng khoa thi Hội năm 1901, người dân làng Sen đã dựng lên ngôi nhà lá đơn sơ này từ quỹ công. Cụ Nguyễn Sinh Sắc vẫn thường dạy các con học chữ và mời bà con tới ngồi uống trà, đàm đạo.

Làng Sen là nơi Bác sống từ năm 11 - 16 tuổi

Làng Sen là nơi Bác sống từ năm 11 - 16 tuổi

Ngoài ngôi nhà này, làng Sen còn nhiều địa điểm khác ghi dấu chân Bác như giếng Cốc, lò rèn cổ Điền, nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm - ông nội của Bác, nhà của cử nhân Vương Thúc Quý – người thầy của Bác thuở thiếu thời,…

Núi Động Tranh (xã Nam Giang, huyện Nam Đàn)

Đây là nơi an nghỉ của bà Hoàng Thị Loan – thân mẫu của Bác Hồ. Mộ của bác nằm ở lưng chừng núi, vị trí được ông Nguyễn Sinh Khiêm chọn sau khi ông ra khỏi nhà tù thực dân năm 1941.

Núi Động Tranh là nơi an nghỉ của bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu của Bác

Núi Động Tranh là nơi an nghỉ của bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu của Bác

Từ năm 1984 – 1985, khu mộ của bà đã được xây dựng mới theo hình khung cửi – vật dụng gắn với bà lúc sinh thời. Đến năm 2000, cả khu vực đã được xây dựng lại bề thế hơn và trở thành một khu tưởng niệm.

Đứng từ vị trí ngôi mộ của bà Hoàng Thị Loan, bạn có thể quan sát cả một vùng rộng lớn như huyện Hương Sơn, Đức Thọ, Thanh Chương, Hưng Nguyên, Nam Đàn,…

Theo:  khoevadep.com.vn copy link