Thủy đậu là bệnh có khả năng lây lan thành dịch cao và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân. |
Chân tay miệng
Chân tay miệng là bệnh dịch đầu tiên có nguy cơ bùng phát trong thời điểm cận Tết. Đây là căn bệnh dễ lây nhiễm, nhất là cho trẻ nhỏ. Bệnh còn có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời. Thống kê trong 10 tháng đầu năm 2015, cả nước ghi gần 50.000 ca nhiễm chân tay miệng, trong đó có 6 người tử vong vì bệnh này.
Sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh do virus Dengue gây ra. Khi nhiễm, người bệnh có biểu hiện cấp tính như sốt cao đột ngột, kéo dài. Đi cùng với đó là các triệu chứng đau đầu, chán ăn, buồn nôn, đau hốc mắt, đau cơ, đau khớp và có biểu hiện xuất huyết ở các mức độ khác nhau: da đỏ sung huyết, ban xuất huyết, đốm xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu mũi; chảy máu tạng phủ...
Đầu năm 2016, không chỉ tăng mạnh về số lượng, nghiêm trọng hơn, nhiều địa phương đã ghi nhận các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết vì người dân tự chữa trị tại nhà. Đây đều là ca sốt xuất huyết rất nặng với những biểu hiện: sốt, suy gan, suy tim, rối loạn, đông máu, xuất huyết. Nhiều gia đình chủ quan, tự mua thuốc uống ở nhà, đến khi bệnh nhân bị sốt nặng mới đưa tới bệnh viện thì đã quá muộn.
Các bác sĩ cảnh báo, khi thấy bệnh nhân cảnh báo khi thấy bệnh nhân xuất huyết, chân tay lạnh, đau bụng và nôn nhiều, cần đưa ngay tới bệnh viện để điều trị. Nếu được theo dõi, nghỉ ngơi, điều trị đúng, phần lớn bệnh nhân sốt xuất huyết sẽ khỏi và không có biến chứng.
Dịch cúm
Cận Tết, cũng là thời điểm trời rét đậm, đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh cúm phát triển mạnh, số người mắc cúm gia tăng. Ngoài ra, thời tiết đang chuyển sang mùa đông, nhiệt độ giảm mạnh sẽ làm tăng nguy cơ các bệnh cúm gia cầm lây truyền sang người như cúm A/H5N1, A/H7N9, cúm gia cầm H5N6. Hiện tại cả nước cũng đã ghi nhận 6 ổ cúm gia cầm nguy hiểm H5N1 tại 5 tỉnh thành.
Thủy đậu
Thủy đậu là bệnh có khả năng lây lan thành dịch cao và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân. Trong khi đó, 90% người bị nhiễm bệnh là trẻ em từ 2 đến 7 tuổi - lứa tuổi sức đề kháng chưa hoàn thiện, dễ bị lây nhiễm bệnh.
Đối với những trẻ đã đến trường, khả năng lây nhiễm tập thể qua tiếp xúc rất cao. Người bệnh thường có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và trên da xuất hiện các nốt ban đỏ bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân.
Thời kỳ lây truyền của bệnh là 1-2 ngày trước khi phát ban và trong vòng 5 ngày sau khi xuất hiện nốt bọng nước đầu tiên. Bệnh kéo dài từ 7-10 ngày.
Theo TS Trương Đình Bắc Phó Cục trường Cục Y tế Dự phòng trước nguy cơ bùng phát nhiều dịch bệnh chết người người dân nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh. Các bà mẹ nên đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch theo khuyến cáo. Thực hiện thường xuyên rửa tay với xà phòng, đảm bảo an toàn thực phẩm, ăn chín, uống chín; giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh, tăng cường các chất dinh dưỡng, đủ khoáng chất và vitamin để tăng sức đề kháng cơ thể.
Virus Zika ăn não sẽ lây qua đường tình dục (Sức khỏe) - (Phunutoday) - Mới đây đã xác nhận trường hợp đầu tiên lây nhiễm virus Zika qua đường tình dục. |