Những điều cần biết về bệnh bại não trẻ em?

( PHUNUTODAY ) - Bệnh bại não trẻ em là một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với những người đã bị mắc bệnh. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh bại não trẻ em, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin dưới đây nhé!

Những điều cần biết về bệnh bại não trẻ em?

Bại não thường ít khi được chẩn đoán sớm trước 2 tuổi. Với lứa tuổi trên 3 thì tần suất bại não vào khoảng 2-3 trường hợp/1000 trẻ. Đây là một tỷ lệ khá cao đối với một bệnh mãn tính như thế này. Ngay cả ở Mỹ thì cũng có khoảng trên nửa triệu bệnh nhân bại não.

Phân loại các thể bại não trẻ em

Bại não được chia thành 3 thể lâm sàng chính. Tuy nhiên trên một trẻ bại não có thể có nhiều hơn một thể bệnh kết hợp với nhau.

Bại não thể liệt cứng (spastic cerebral palsy): Có khoảng 70 đến 80% bệnh nhân bại não thuộc nhóm này. Trẻ mắc thể này có biểu hiện các cơ co cứng,luôn ở trạng thái tăng trương lực cơ. Chính do tình trạng này mà sự vận động của bệnh nhân bại não rất khó khăn. Trẻ khó cầm nắm, bò hoặc đi. Thể lâm sàng này lại được chia làm ba nhóm nhỏ.

Trong nhóm liệt cứng hai chi dưới (spastic diplegia), trẻ có bất thường co cứng rõ ở hai chi dưới. Do các cơ khép co cứng nên chân trẻ luôn bị kéo vào trong làm cho trẻ có dáng đi bắt chéo hai chân rất đặc trưng. Nhóm thứ hai gồm những trẻ bị liệt cứng nửa người (spastic hemiplegia) thường có biểu hiện liệt cứng một bên (phải hoặc trái).

7.nhung-dieu-can-biet-ve-tre-bi-bai-nao-tre-phunutoday.vn

 

Thường thì chi trên bị ảnh hưởng nặng hơn chi dưới. Nặng nề nhất là nhóm trẻ liệt cứng tứ chi (spastic quadriplegia). Bệnh nhân thuộc nhóm này có biểu hiện liệt cứng cả hai chi trên và hai chi dưới cùng với các cơ trục thân. Cả các cơ ở mặt cũng bị ảnh hưởng làm cho trẻ bị tàn phế rất nặng.

Bại não thể múa vờn hay loạn động (athetoid hay dyskinetic cerebral palsy): Có khoảng 10 đến 20% bệnh nhân bại não thuộc vào nhóm này. Đây là thể bệnh được đặc trưng bằng sự thay đổi thất thường của trương lực cơ (lúc tăng, lúc giảm). Trẻ còn thường kèm theo các động tác bất thường không kiểm soát được. Các động tác này có nhịp điệu chậm, biên độ đôi khi rộng nhưng đang múa nhưng trẻ không ý thức được điều này. Do bất thường trong kiểm soát cử động như vậy nên bệnh nhân khó có tư thế ngồi hoặc dáng đi bình thường. Ngoài ra các cơ ở mặt và lưỡi cũng bị ảnh hưởng nên trẻ khó bú (với trẻ còn bú) hoặc khó nuốt, khó nói.

Bại não thể thất điều (ataxic cerebral palsy): Khoảng 5 đến 10% bệnh nhân bại não thuộc thể lâm sàng này. Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến cân bằng tư thế và phối hợp động tác. Do có rối loạn trong kiểm soát tư thế nên dáng đi của trẻ hay lảo đảo, vùng thắt lưng hay đong đưa. Do rối loạn khả năng phối hợp động tác nên trẻ rất khó thực hiện được các động tác đòi hỏi sự nhịp nhàng như vỗ tay theo nhịp hoặc đòi hỏi độ chính xác như viết.

Hướng dẫn cách điều trị bệnh Bại não trẻ em

Việc điều trị và chăm sóc trẻ bại não đòi hỏi phải có một nhóm các chuyên gia gồm các bác sĩ nhi khoa, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, phẫu thuật chỉnh hình, mắt, các chuyên gia về ngôn ngữ, những người hoạt động xã hội và các nhà tâm lý học.

Vật lý trị liệu được thực hiện ngay sau khi chẩn đoán bại não, nhằm làm tăng kỹ năng vận động của trẻ như ngồi, đi, cải thiện cơ lực và phòng ngừa sự co kéo biến dạng cơ. Có thể sử dụng các dụng cụ như nẹp, máng hoặc bó bột để phòng ngừa co rút cơ và cải thiện chức năng của chân, tay. Phẫu thuật chỉnh hình để làm dài cơ bị bệnh trong trường hợp tình trạng co rút cơ quá nặng.

Đối với trẻ có tình trạng co cứng hai chi dưới nặng, cần phẫu thuật cắt bỏ chọn lọc một số nhánh thần kinh ở lưng chi phối hoạt động chi có thể làm giảm vĩnh viễn tình trạng co cứng cũng như cải thiện khả năng vận động như ngồi, đứng, đi. Phẫu thuật này thường tiến hành khi trẻ được 2- 6 tuổi.

Dùng thuốc làm giảm bớt mức độ co cứng của cơ và làm giảm các cử động bất thường. 

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn