Những hành của cha mẹ khiến con lớn lên bất hiếu
Đánh mắng con cái
Nhiều bậc cha mẹ thường vin vào câu: “Thương cho roi cho vọt” để dạy dỗ con cái. Nhưng độ tuổi lên 5, lên 6 lại chính là thời kỳ then chốt nhất quyết định việc trưởng thành tâm lý của con trẻ.
Nếu thường xuyên bị đánh mắng, con trẻ sẽ rất dễ sinh ra ác cảm và tâm lý oán giận với cha mẹ. Sau này con trẻ cũng sẽ “lấy đạo của người trả lại cho người“, chủ động bạo hành người khác.
Thích bao bọc, chiều chuộng con cái
Bản tính thích ôm đồm và chiều chuộng của cha mẹ vô hình chung đã cướp đi cơ hội lao động và hiếu thuận của con trẻ, khiến tâm lý của trẻ càng lúc càng trở nên lạnh lùng, hờ hững.
Có người mọi việc lớn nhỏ trong nhà, kể cả những việc vụn vặt như: giặt tất, khăn tay, quét nhà, đổ rác… nhất loạt đều không cho trẻ đụng vào mà đều tự mình ôm đồm hết.
Như vậy, con cái sẽ cảm thấy tình thương của cha mẹ đối với mình là lẽ đương nhiên, sự cho đi và hy sinh của cha mẹ đơn giản là nghĩa vụ. Một khi cha mẹ không đáp ứng được yêu cầu của chúng, thì trong tâm của con trẻ sẽ khởi lên tâm oán trách, ích kỷ.
Có bậc cha mẹ còn thỏa mãn hết thảy mọi yêu cầu của con cái, ví như con cần bao nhiêu tiền thì cho bấy nhiêu. Nếu như trong nhà không có thì hỏi mượn của người thân bạn bè, cốt sao con mình vui vẻ, không nổi nóng, oán trách là được. Như thế thương con mà chẳng bằng hại con vậy.
Khi còn trẻ trung khỏe mạnh, cha mẹ hết lòng phục vụ con cái, dẫu là sức khỏe, hạnh phúc, niềm vui, sự nghiệp của bản thân hết thảy đều bỏ qua một bên. Hình tượng “tôi tớ” toàn tâm toàn ý phục vụ ấy vô hình chung đã bén rễ sâu vào trong tâm của đứa trẻ, dẫn đến những cái nhìn lệch lạc.
Nhưng đáng buồn là phần lớn phụ huynh đều không thể tưởng tượng được rằng, bao nhiêu vất vả gian khổ của mình sau cùng chỉ đổi lại được một đứa con bất hiếu.
Hay cằn nhằn
Có câu nói rằng: “Con cái thành công là nhờ tấm lòng của người mẹ. Con cái thất bại là bởi cái miệng của người mẹ“. Những lời cằn nhằn, nhiếc móc của cha mẹ dễ khiến con trẻ nảy sinh cảm xúc tiêu cực. Từ trong lòng đứa trẻ cho rằng cha mẹ không đáng được tôn trọng, lâu ngày sẽ sinh ra hành vi chống đối lại cha mẹ.
Con trẻ phần lớn đều có cách nghĩ của riêng mình, đặc biệt là ở tuổi dậy thì, khi mà thân thể và tâm lý của trẻ đều đang ở trong một giai đoạn đặc thù.
Thay đổi đặc trưng về mặt tâm lý của trẻ trong thời gian này biểu hiện ở việc tăng mạnh ý thức tự chủ, lòng tự tôn trở nên mạnh mẽ, mong muốn được tìm tòi khám phá, giao lưu học hỏi. Bởi thế nếu phải nghe những lời cằn nhằn, nhiếc móc thì lòng tự tôn ấy có thể sẽ bị đụng chạm
So sánh, chỉ trích con trước mặt mọi người
Mỗi đứa trẻ là một cá thể độc lập và không có đứa trẻ nào là hoàn hảo. Trẻ có thể chơi điện tử rất giỏi nhưng học lại kém hoặc trẻ học rất giỏi nhưng kỹ năng giao tiếp lại kém. Điều cha mẹ cần làm là cố gắng khuyến khích trẻ làm được những điều trẻ đang yếu và phát huy những điều trẻ đã làm được.
Việc chê trách trẻ trước mặt người khác chỉ khiến cho trẻ bị tổn thương, ngang bướng, chống đối, nổi loạn nếu trẻ đã lớn và tự ti khi trẻ còn nhỏ.
Các giải pháp hữu ích với bé
Bồi dưỡng lòng thương xót với kẻ yếu
Chỉ khi con biết thương xót kẻ yếu thì mới có thể hiếu thuận với cha mẹ. Sau khi con cái lớn lên, cha mẹ sẽ dần dần già đi, cũng sẽ trở thành một người yếu đuối.
Đối với xã hội mà nói, người yếu là nhóm người đòi hỏi ít, nhưng lại cống hiến nhiều. Còn đối với con cái mà nói, cha mẹ cũng là thuộc dạng người đòi hỏi ít mà cống hiến nhiều.
Vậy nên, người không biết tôn trọng người yếu thế, nghèo khổ thì thường thường sẽ không hiếu thuận với cha mẹ.
Bồi dưỡng những cảm xúc đạo đức tốt đẹp cho trẻ
Bạn giúp một người già bị ngã đứng dậy, đưa đến bệnh viện và nhận được lời khen. Lúc này sẽ có một cảm giác trải nghiệm đạo đức tốt đẹp sinh ra, từ đó về sau khiến bạn không ngừng làm việc tốt.
Bồi dưỡng lòng hiếu thảo của con trẻ cũng giống như vậy. Vậy nên, cha mẹ ngày thường nên để con cái làm thêm một số việc vặt trong nhà. Hãy khen ngợi con trẻ đúng lúc, đồng thời cũng là đang bồi dưỡng trẻ.