Cùng chúng tôi điểm tên 10 kỳ quan đặc biệt được lựa chọn.
Thác Victoria, Zimbabwe, Zambia.
Thác Victoria Zimbabwe cao 108 mét, rộng 1708 mét (gấp 2 lần chiều rộng của thác Niagara ở Bắc Mỹ)) là một trong những thác nước lớn nhất thế giới. Vào khoảng giữa tháng 4 đến tháng 7, mực nước lớn và chảy xiết từ sông Zambezi đổ về khiến thác Victoria Zimbabwe trở nên sống động hơn. Dòng nước trắng xóa chảy mạnh từ trên vách núi cao sừng sững đã tạo nên một màn sương khói dày đặc và mát lạnh bao trùm khắp khu vực, và thác Victoria Zimbabwe bỗng trở nên mờ ảo và huyền bí. Đây chính là đặc điểm nổi bật và đáng chú ý nhất của khu du lịch nổi tiếng này.
Bao quanh thác Victoria Zimbabwe là rừng rậm với hệ động thực vật phong phú và đa dạng. Một trong những loài cây phát triển mạnh mẽ, khó tìm thấy ở nơi khác là cây dái ngựa. Bên cạnh đó, sự góp mặt của các loài động vật hoang dã quen thuộc như voi, trâu rừng, ngựa vằn, hươu cao cổ, linh dương, sư tử…càng làm cho khu rừng thêm sinh động.
Thung lũng Great Rift, Ethiopia.
Trải dài khắp 5.000km về phía Nam, từ Ethiopia tới Mozambique, thung lũng Great Rift được hình thành từ cách đây 35 triệu năm và đang tiếp tục phát triển. Người ta gọi đây là thung lũng tách giãn lớn do hệ quả của việc va chạm giữa các nguyên tố trong lòng đất tạo nên một rãnh nứt lớn trên bề mặt Trái đất.
Ghềnh đá cổ Giant's Causeway.
Điểm độc đáo nhất tại nơi này chính là những cột đá giống nhau như được đúc cùng một khuôn. Cột cao nhất được đặt tên là The Organ cao tới 12 mét. Vô số các cột còn lại cũng đều được đặt tên tùy theo hình dạng của chúng như The Camel (lạc đà), the Chimneys (ống khói).
Những nghiên cứu địa chất cho biết các cột đá được hình thành từ 60 triệu năm về trước. Thắng cảnh này đã được UNESSCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1986.
Taj Mahal Ấn Độ.
Nếu như Agra là cả một vườn hoa đẹp của nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ thời Mogol, thì Taj Mahal không phải là lâu đài hay đền miếu, mà là lăng mộ vợ Hoàng đế Giahan - Hoàng hậu Argiuman Bano Begum. Lúc đầu, lăng có tên là Tat Bibica Rauza, nghĩa là nơi chôn cất Nữ hoàng của trái tim, sau này mới có tên là Taj
Mahal, tiếng Ba Tư có nghĩa là Vương miện của người Mogol.
Đội quân đất nung 8.000 binh mã của Tần Thủy Hoàng.
Đội quân đất nung hay Tượng binh mã Tần Thủy Hoàng là một quần thể tượng gồm 8.000 binh sỹ, ngựa bằng đất nung gần lăng mộ Tần Thủy Hoàng, có nhiệm vụ bảo vệ linh hồn của vị hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa.
Vạn lý trường thành Trung Quốc.
Công trình kiến trúc vĩ đại Vạn lý trường thành, một trong những biểu tượng của dân tộc Trung Hoa, là bức tường thành có tính chất phòng thủ biên giới phía Bắc, được xây dựng và duy trì bởi nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc.
Ngorongoro Crater, Tanzania.
Ngorongoro được hình thành từ một ngọn núi lửa phun trào cách đây hơn hai triệu năm về trước. Miệng núi lửa đã trở thành một rừng cây tự nhiên bao quanh và nơi cư trú của nhiều loài động vật hoang dã, đến đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng loài tê giác đen đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Núi lửa Kilauea ở Hawaii.
Kilauea là một trong những núi lửa mạnh nhất thế giới nằm trên quần đảo Hawaii trên Thái Bình Dương. Từ Kilauea trong ngôn ngữ bản địa có nghĩa là "trải rộng cực lớn", sở dĩ người ta gọi núi lửa này bằng cái tên Kilauea là liên tưởng đến sức tàn phá, phổ rộng khủng khiếp của các dòng nham thạch phun ra từ miệng núi mỗi khi nó hoạt động. Mặc dù là núi lửa hoạt động mạnh nhất nhưng cũng chính vì thế mà nó lại là nơi thu hút sự quan tâm của khách du lịch và các nhà nghiên cứu khoa học.
Nhà thờ Hagia Sophia, Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhà thờ Hagia Sophia (Thổ Nhĩ Kỳ) được ví như hình ảnh thu nhỏ của phong cách kiến trúc Byzantine. Nơi đây ban đầu là nhà thờ Thiên Chúa giáo sau đó chuyển thành nhà thờ Hồi giáo và hiện là bảo tàng Istanbul.
Công trình kiến trúc đồ sộ này từ khi bắt đầu xây dựng đến khi hoàn thiện chỉ trong vòng 6 năm (từ năm 532 – 537) dưới triều đại hoàng đế Đông La Mã Justinian. Ngay từ khi ra đời, Hagia Sophia đã nắm giữ vị trí là nhà thờ lớn nhất thế giới trong vòng gần 1000 năm, cho đến khi nhà thờ Seville hoàn thành vào năm 1520.
Cung điện Potala, Tây Tạng.
Nếu Jokhang Temple được coi là điểm đến tâm linh Phật giáo thì Potala lại là viện bảo tàng sống động nhất cho văn hoá Tây Tạng. Công trình mang biểu tượng quyền lực gắn liền với các đời Tạng Vương và Đạt Lai Lạt Ma.
Potala Palace hay Bố Đạt La cung được khởi công từ thời vua Songtsen Gampo nhưng lúc đó mới ở dạng hành cung nhỏ. Đến đời Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 Losang Gyatso thì Potala mới chính thực được chọn làm cung điện của Hoàng Mạo Giáo và nơi đây được kiến thiết lại với quy mô cực lớn, xây cất trong suốt 50 năm mới hoàn thành. Tính đến nay đã hơn 6 thế kỷ mà không bị biến động thiên tạo hay nhân tạo nào làm hư hại. Sau này, cùng với sự ra đời của cung điện mùa hè
Norbulingka, nơi đây chính thức trở thành cung điện mùa đông của các đời Lạt Ma.