Những lễ hội đầu năm “KHÔNG THỂ BỎ QUA” ở miền Bắc

( PHUNUTODAY ) - Tháng Giêng là khoảng thời gian có nhiều lễ hội nhất trong năm và cũng là lúc người dân đi lễ hội đầu năm rất đông.

1. Lễ hội chùa Hương ngày 6/1 ở Mỹ Đức (Hà Nội)

Chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Đây là lễ hội thu hút sự chú ý nhiều nhất của nhân dân cả nước mỗi dịp Tết đến xuân về và cũng là lễ hội dài nhất cả nước. Lễ hội Chùa Hương bắt đầu từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch.

le-hoi-dau-nam2 phunutoday

 

Tuy nhiên, không đợi đến ngày khai hội, vào ngày mùng 2 Tết Âm lịch rất nhiều người dân tứ phương đến trẩy hội từ sớm.

2. Lễ hội đền Gióng ngày 6/1 (Sóc Sơn, Hà Nội)

Khai hội vào ngày 6/1 âm lịch hàng năm. Lễ hội đền Gióng được tổ chức tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội). Theo truyền thuyết đây chính là nơi dừng chân cuối cùng của Thanh Gióng trước khi bay về trời.

le-hoi-dau-nam3 phunutoday

 

Lễ hội  diễn ra trong 3 ngày với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Gióng .

3. Quảng Ninh: Chùa Đồng - Yên Tử

Vào những dịp đầu năm mới, người dân miền Bắc lại nô nức đi trẩy hội Yên Tử để cầu mong cho 1 năm an lành và luôn gặp nhiều may mắn. Một trong những điểm thu hút người dân đổ xô về đây chính là chùa Đồng nằm trên đỉnh núi cao.

le-hoi-dau-nam phunutoday

 Chùa Đồng Yên Tử

Theo dân gian, chùa Đồng – Yên Tử là nơi con người có thể cầu viện được “sinh lực của vũ trụ” cho mọi mặt của cuộc đời. Dòng sinh lực vũ trụ này như mọi nguồn hạnh phúc chảy xuống mặt đất làm nảy nở sự sống. Dòng tôi chảy của sự thiêng liêng đó chỉ xảy ra ở những mảnh đất hội được những điều kiện nhất định. Chùa Đồng, nơi mà tín đồ, phật tử đặt niềm tin vào sự linh ứng mỗi lần đến thăm viếng để được nhập vào nguồn sinh khí vô biên đó.

4. Hội chùa Keo - mùng 4 tết âm lịch

Hội chùa Keo được tổ chức tại Chùa Keo (thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình). Lễ hội được tổ chức vào hai kỳ trong một năm: Hội xuân được tổ chức vào ngày 4 Tết Nguyên Đán và Hội thu được tổ chức từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 9 âm lịch.

le-hoi-dau-nam4 phunutoday

 

Hội chùa Keo với tục thờ thiền sư Không Lộ, theo xuân thu nhị kỳ đã có sức cuốn hút mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp cư dân trong vùng. Hội vui xuân chùa Keo xưa, ngoài lễ Phật là các cuộc đua tài giải trí gắn với sinh hoạt của cư dân nông nghiệp, trong đó, đáng chú ý là ba trò thi: Bắt vịt, nấu cơm và ném pháo.

5. Lễ hội Cổ Loa - từ ngày mùng 6 đến ngày 16 tháng Giêng

Lễ hội Cổ Loa hay còn gọi là Hội đền An Dương Vương (ở làng Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội) để tưởng nhớ đến vua Thục Phán có công dựng nước Âu Lạc, xây thành Cổ Loa.

Lễ hội kéo dài từ ngày 6 đến 16 tháng Giêng hàng năm, có sự tham gia của 8 làng Cổ Loa, Mạch Tràng, Cầu Cả, Săn Giả, Thư Cưu, Đài Bi, Văn Thượng, Ngoại Sát (nay thuộc 3 xã Cổ Loa, Uy Nỗ và Xuân Canh). Ngoài ra còn có đoàn đại biểu dân ba xóm của làng Quậy (xã Liên Hà) đến lễ vua Thục.

le-hoi-dau-nam1 phunutoday

 

Hội mở đầu bằng đám rước lớn của 12 xóm làng Cổ Loa, rước bài vị bằng Long đình, cùng với hương án và kiệu của các xóm từ đền Thượng xuống đình Ngự Triều Di quy. Đám rước đi vòng qua giếng Ngọc, cửa am Mỵ Châu, kéo dài bên bức tường thành cổ. 

Hội có nhiều trò vui như đấu vật, kéo co, leo dây, đánh đu, múa võ, đấu cờ người, chọi gà. Buổi tối có hát tuồng, ca trù, hát chèo, những phong bánh chè lam mang hương vị quê hương thêm ngọt ngào trong lòng khách dự hội.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn