Những lời Phật dạy về tình yêu đôi lứa

( PHUNUTODAY ) - Tình yêu đôi lứa luôn là đề tài bất hủ, luôn là thứ không thể thiếu trong cuộc sống con người. Nhưng yêu cũng phải học, và về tình yêu, chúng ta học được nhiều điều từ những lời dạy trong Đạo Phật.

13 lời răn dạy hay nhất về tình yêu đôi lứa trong Đạo Phật

anh-cuoi-cua-doi-vo-chong-gia-phunutoday.vn

 Tình yêu luôn được nhắc đến trong những lời răn dạy của Đạo Phật  

1. Bạn có thể có tình yêu nhưng đừng nên dính mắc, vì chia ly là lẽ tất nhiên.

2. Mỗi một vết thương đều là một sự trưởng thành.

3. Hận thù người khác là một mất mát lớn nhất đối với mình.

4. Tình chấp là nguyên nhân của khổ não, buông tình chấp mới được tự tại.

5. Thời gian sẽ trôi qua, để thời gian xóa sạch phiền não của bạn.

6. Quảng kết chúng duyên, chính là không làm tổn thương bất cứ người nào.

7. Có lòng thương yêu vô tư thì sẽ có tất cả.

8. Đến là ngẫu nhiên, đi là tất nhiên. Cho nên bạn cần phải “Tùy duyên mà hằng bất biến, bất biến mà hằng tùy duyên”.

9. Chỉ cần đối diện với hiện thực, bạn mới vượt qua hiện thực.

10. Người không biết yêu mình thì không thể yêu được người khác.

11. Cảm ơn đời với những gì tôi đã có, cảm ơn đời những gì tôi không có.

12. Nhân quả không nợ chúng ta thứ gì, cho nên xin đừng oán trách nó. Tình yêu không nợ chúng ta điều gì, nên đừng đổ tội cho nó.

13. Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.

Đạo Phật nói về tình yêu đôi lứa của thời hiện đại

5-1463717818935

Phật dạy: phải chạm mặt nhau 500 lần ở kiếp trước mới đổi lại 1 cái lướt qua nhau ở kiếp này  

Trong một luôn chứa cái tất cả. Cũng như hoa sen được làm bởi những yếu tố phi hoa sen. Nước, không khí, ánh nắng mặt trời, khoáng chất hay bùn cũng đều không phải là hoa sen, nhưng nếu không có chúng thì không có cái gọi là hoa sen. Chỉ cần một yếu tố trong đó không có mặt thì hoa sen cũng không thể có mặt. Có thể nói chẳng có gì là hoa sen cả, hoa sen chẳng qua chỉ là sự tập hợp của những yếu tố không phải hoa sen. Thế nên, nếu hoa sen biết rõ sự thật này thì hoa sen sẽ không thấy mình là đặc biệt, là đáng tự hào hay kiêu ngạo. Hoa sen sẽ tôn trọng và yêu thương những gì làm ra nó. Hoa sen không vun vén quyền lợi cho cái tôi riêng biệt nào của hoa sen cả.

1

Phật dạy rằng tình yêu là có duyên có số, vô duyên không thể cưỡng cầu 

Kinh tế hay tình yêu cũng vậy, cũng không phải là một cái gì đó riêng biệt. Kinh tế được làm bởi những yếu tố phi kinh tế và tình yêu cũng được làm bởi những yếu tố phi tình yêu. Kinh tế không thể đứng vững khi những yếu tố không phải là kinh tế như chính trị, văn hóa, xã hội, tôn giáo… bị lung lay; tình yêu cũng không thể tồn tại khi những yếu tố có vẻ như không có liên quan gì đến tình yêu như sức khỏe, trí tuệ, lý tưởng, niềm tin… bị suy sụp. Vậy nên khi ta quan tâm những yếu tố phi kinh tế hay phi tình yêu, thì cũng tức là ta đang làm kinh tế hay nuôi dưỡng tình yêu.

Yêu nhau mà suốt ngày chỉ quấn chặt vào nhau chứ chẳng quan tâm gì đến những mối liên hệ xung quanh hay bất cứ những giá trị cơ bản nào khác của một sự sống cân đối, thì ta đã tự cô lập tình yêu của mình rồi. Ta không biết nuôi dưỡng những yếu tố phi tình yêu thì cũng tức là ta đang hủy diệt chính tình yêu của mình. Cho nên, Đức Phật khuyên chúng ta nên thực tập giới, giữ lằn ranh không thể vượt qua, chỉ nên trao thân với người đã thực sự là vợ hay chồng của mình, người mà mình đã thực sự thấu hiểu và sẵn sàng chia sớt những khó khăn và cả những nguyện vọng lớn lao trong cuộc đời với mình. Nếu không, tình yêu sẽ rất dễ giới hạn trong nhục dục, và ta sẽ chịu đau đớn dai dẳng khi mình không giữ được người đó. Giữ giới chính là giữ gìn cho nhau.

nhung-loi-phat-day-ve-tinh-yeu-doi-lua-phunutoday.vn

  Đức Phật dạy chúng ta vè chữ duyên, chữ nợ trong tình yêu 

Đức Phật thường đề cập đến 4 chất liệu chính của tình thương chân thật: từ, bi, hỷ và xả. Từ (maitri) là khả năng hiến tặng những gì đem tới giá trị hạnh phúc đích thực cho đối tượng thương yêu; bi (karuna) là khả năng chia sớt những khó khăn hay nỗi khổ niềm đau; hỷ (mudita) là khả năng khuyến khích và nâng đỡ những cái hay cái đẹp hay ước vọng; xả (upeksha) là khả năng bao dung và buông bỏ những yếu kém hay lầm lỡ của người mình thương. Bốn khả năng này nếu luyện tập thì có thể mở rộng tới mức không biên giới, yêu thương mà không điều kiện, thì gọi là tứ vô lượng tâm. Yêu thương bấy giờ không còn là nhu yếu của bản ngã, mà vì đối tượng.

Theo khám phá mới nhất các nhà thần kinh học ở Mỹ, thì sự quan tâm (caring) hay chia sớt là trạng thái hạnh phúc cao nhất của con người. Nó đứng trước cả sự hài lòng (contentment) và bình yên nội tại (inner peace). Trong vị trí xếp hạng này hoàn toàn không có chỗ đứng cho sự thỏa mãn (satisfaction) hay sự hưng phấn (excitement) - định nghĩa về hạnh phúc xưa cũ của nền văn minh nhân loại. Tóm lại, sự vị tha đem lại hạnh phúc cho con người gấp bội lần sự vị kỷ.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn