Những sai lầm dễ mắc phải khi đi lễ chùa đầu năm

09:00, Thứ năm 05/03/2015

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Nhiều người vẫn cúng tiền, đốt vàng mã, dâng cơm, đồ ăn ngon lên cúng tại chùa mà không biết rằng những điều này có thể phạm tội tới Đức Phật.

Vào những ngày đầu năm, đi chùa là một trong những quan niệm phổ biến với nhiều người Việt. Họ đến chùa với mong muốn cầu cho mình và người thân một năm mới bình an, cầu tài, cầu lộc. Tuy nhiên, không phải ia cũng biết hết những điều cần thiết và tránh kiêng kị khi đến chùa dịp đầu năm. Họ thường truyền miệng nhau cần làm gì, cũng bái như thế nào rồi bắt chước theo nhau mà không biết được rằng những việc đó là không cần thiết, thậm chí còn phạm tội với Đức Phật.

Những ai từng được nghe và hiểu về giáo lý Đạo Phật hẳn rằng cũng biết 2 điều cốt cõi nhất trong Đạo giáo này đó là Luân hồi và Nhân quả. Chỉ cần người sống có tâm thì nhất định sẽ có cái kết tốt đẹp, còn người xấu thì “gieo nhân nào ắt gặt quả ấy”, không thể cứ làm việc xấu rồi đến nơi cửa Phật xin xá tội là thoát được tội ác do mình gây ra. Ngoài ra, một số việc làm khác khi đến nơi cửa phật cũng được cho là thừa thãi, không cần thiết, mọi người cũng nên có hiểu biết nhất định để tránh lãng phí và mắc sai lầm.

Dưới đây là một số sai lầm mà nhiều người vẫn dễ mắc phải khi đến chùa dịp đầu năm.

Đốt vàng mã trong chùa

Mô tả ảnh.
Đốt vàng mã ở chùa (ảnh minh họa).

Rất nhiều người nhầm lẫn trong giữa Chùa, Đền, Miếu và thậm chí nhầm lẫn giữa Đức Phật và cõi âm. Đạo Phật cũng giống như những Đạo khác trên thế giới, đó là thế giới tâm linh, là chỗ dựa để con người sống tốt đẹp hơn. Một điều Đạo Phật giống với truyền thống của người Việt đó là biết ơn, thờ phụng và ghi nhớ về cội nguồn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa cõi Phật giống với cõi Âm.

Vàng mà, tiền âm phủ, bản thân nó là để đốt cho người âm. Theo quan niệm của người Việt thì đốt tiền và đồ dùng xuống cho người âm để họ dùng, “trần sao âm vây”. Tuy nhiên, với Đức Phật, thì người không cần sử dụng đến tiền. Vì vậy, việc đem tiền vàng đốt nơi của Phật là một nhầm lẫn lớn.

Rải tiền lẻ ở chùa

Đây là một việc không nên. Việc công đức tiền ở chùa thực chất là để góp một phần cho ngôi chùa đó dành cho việc tu sửa, bảo trì và lo nhan nến thắp hàng ngày. Chứ thực chất, tiền đó không phải để dành cho Đức Phật. Vì vậy, không phải cứ công đức nhiều, cứ rải nhiều tiền lẻ thì Đức Phật “quý mến” và ban phúc. Ai có nhiều công đức nhiều, có ít công đức ít, cũng không cần phải đổi từ tiền chẵn sang tiền lẻ để rải khắp chùa.

Lễ chùa cúng cơm mặn

Mô tả ảnh.
Nhiều người cúng cơm mặn khi lễ chùa (ảnh minh họa).

Rất nhiều người khi đến chùa làm cơm cúng nhưng lại chuẩn bị những món ăn mặn, hay một số đồ ăn là động vật như xôi gà, thịt lợn luộc,… Không phải ngẫu nhiên mà các sư thầy ăn chay, niệm phật. Theo giáo lý của Đạo Phật, không được giết chóc, người tu hành phải ăn chay. Vì vậy, không có lý gì mà Đức Phật lại thưởng thức món gà hay thịt lợn mà chúng sinh dâng lên người. Cúng cơm mặn là một trong những sai lầm mà không ít người mắc phải.

Cúng rượu, thuốc lá trong chùa

Cũng giống như việc ăn chay, rượu và thuốc lá cũng được liệt kê vào danh mục những thứ phẩm mà nhà chùa kiêng kị. Rất nhiều người muốn rằng lễ chùa thì phải đầy đủ, có như vậy Đức Phật mới hiểu được tấm lòng và ban phúc cho. Mọi người cần nhận thức được rằng việc đi chùa hành hương là phải thành tâm, quan trọng nhất là tâm thế và ý thức chứ không phải của cái, vật chất mà có thể mắc phải những sai lầm nơi cửa Phật.

Xoa tiền, xoa tay vào tượng Phật

Mô tả ảnh.
Nhiều người tranh nhau để xoa được tay và tiền vào tượng Phật (ảnh minh họa).

Đây là một trong những điều tối kị khi đi chùa nhưng vẫn rất ít người biết và mắc phải. Một số người truyền tai nhau xoa tay, xoa tiền vào chân, bụng Phật sẽ được ban phước, ban lộc cho. Vì vậy mà nhiều bức tưởng trở nên nhẵn bóng, thậm chí là bị mòn do quá nhiều người xoa. Tuy nhiên, đây được xem là hành động bất kính với Đức Phật.

Đến chùa để khấn vái cầu xin

Việc đi chùa khấn bái cầu xin không có gì là sai trái, tuy nhiên nhiều người không hiểu được ý nghĩa của việc này mà lạm dụng vào niềm tin quá. Sở dĩ, người ta đến chùa vẫn khẫn xin những điều mong muốn, nhưng đó chỉ là một cách đặt ra mục tiêu để phấn đấu. Cửa phật chỉ là chỗ dựa tinh thần để con người thực hiện những điều đó chứ không phải cứ xin gì là được đấy. Không nên dựa vào lời cầu khấn đó mà nghĩ rằng “cầu được ước thấy”

Giải hạn

Mô tả ảnh.
Đầu năm nhiều người đến khấn bái cầu tài, cầu lộc và phúc an cho một năm mới (ảnh minh họa).

Cũng tương tự việc cầu khấn, không nên đến chùa để xin giải hạn. Vận may rủi hay đỏ đen không phải là do Phật quyết định.

Đi chùa lớn mà xem thường chùa nhỏ

Dân gian vẫn có câu “Bụt chùa nhà không thiêng”, quả thực đúng trong tâm lý của nhiều người Việt. Tuy nhiên không phải cứ chùa lớn, chùa ở xa thì mới là linh thiêng. Chùa ở đâu thì cũng là thờ một vị Đức Phật Tổ các thánh quan khác như nhau. Vì vậy, không nên có quan niệm cần đến những chùa lớn mà bỏ qua chùa nhỏ.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Bảo Trâm