Bẻ cổ
Bẻ cổ kêu cái “rắc” có thể tạo cảm giác tốt cho bạn, nhưng việc lặp đi lặp lại hành động này sẽ khiến những dây chằng xung quanh cổ trở nên cơ động quá mức và dễ bị thương hơn. Ngoài ra, hành động bẻ cổ gây hao mòn khớp xương và dẫn đến bệnh viêm khớp qua thời gian. Trong những trường hợp hiếm hoi, bẻ cổ có thể kích hoạt một cơn đột quỵ.
Cắn móng tay
Vi khuẩn dưới móng có thể “di cư” sang miệng, gây nhiễm trùng nướu và cổ họng. |
Sẽ không phải là chuyện lớn khi bạn cắn móng tay khi xem phim kinh dị, nhưng nếu nó trở thành thói quen thường xuyên, nó có thể gây tổn hại cả móng tay lẫn vùng da xung quanh chúng. Vi trùng từ miệng bạn được chuyển sang da tay và ngược lại. Vi khuẩn dưới móng có thể “di cư” sang miệng, gây nhiễm trùng nướu và cổ họng.
Thủng màng nhĩ vì ngoái tai
Màng nhĩ có chức năng rung để dẫn truyền âm thanh và bảo vệ tai giữa khỏi nhiễm trùng. Màng nhĩ rất mỏng, do vậy rất dễ bị thủng, có thể do nhiễm trùng như viêm tai giữa hoặc chấn thương vì ngoáy tai không đúng cách.
Tuy nhiên màng nhĩ cũng có khả năng tự lành, nếu thủng do nhiễm trùng thì sau khi điều trị hết nhiễm trùng màng nhĩ sẽ tự lành lại sau vài tuần, nếu thủng do chấn thương, lỗ thủng rộng, thời gian lành lại sẽ lâu hơn, thường có thể sau 6-8 tuần. Quan trọng nhất là cần gìn giữ vệ sinh sạch sẽ, tránh nhiễm trùng trong giai đoạn này, đây là điều kiện cần và đủ để màng nhĩ lành sớm.
Liếm hoặc cắn môi
Cắn môi có thể dẫn đến sự hình thành các bướu thịt cần phải tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ. |
Việc liếm môi lúc căng thẳng khiến chúng bị “phơi nhiễm” các enzyme tiêu hóa. Những enzyme này gặm mòn da, gây viêm da và viêm môi, khiến chúng khô và nứt nẻ. Cắn môi khi căng thẳng có thể dẫn đến sự hình thành các bướu thịt cần phải tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ.
Gặm phần trong của má
Giống như cắn móng tay, gặm má trở thành một thói quen khi căng thẳng. Phần trong của má thường phồng lên nên dễ bị gặm. Lặp đi lặp lại hành động này sẽ gây viêm mãn tính, thậm chí xuất huyết.