Để nấu được một bữa ăn ngon, không chỉ cần nắm vững cách chế biến mà còn có sự am hiểu sâu sắc về thực phẩm cũng như vật dụng nấu ăn. Giờ đây, ngày càng có nhiều gia đình sử dụng lò vi sóng, tuy nhiên, không hẳn tất cả mọi người đã hiểu rõ cách sử dụng chúng. Nếu bạn muốn nấu ăn an toàn thì nhất định phải nhớ kỹ 9 vật phẩm không được cho vào lò vi sóng dưới đây.
Thịt đông lạnh
Dù ở nhiệt độ lý tưởng, khi cho vào lò vi sóng, miếng thịt đông lạnh vẫn chín không đều. Bên trong vẫn lạnh trong khi bên ngoài đã chín.
Trứng nguyên vỏ
Nhiệt độ cao trong lò vi sóng sẽ làm không khí trong trứng giãn nở, dẫn tới nổ tung quả trứng, làm văng tung tóe, vừa bẩn vừa có nguy cơ cháy nổ lò. Do vậy, bạn đừng lỡ dại thử luộc trứng trong lò vi. Thay vì đó, chỉ nên đập trứng ra, cho vào chén, đâm vỡ lòng đỏ rồi để vào lò để nấu chín.
Giấy bạc
Khi bọc giấy bạc vào thực phẩm để trong lò vi sóng, sóng vi ba không xuyên qua được, tạo nên các tia lửa điện dễ làm lò bị cháy. Ngoài ra, bạn cũng không bao giờ được cho túi giấy, túi nilon, hay tờ báo vào trong lò vi sóng vì chúng có thể tỏa ra các chất khí độc hại, hoặc bốc cháy dưới nhiệt độ cao trong lò.
Nước sốt
Khi cho nước sốt nấu trong lò vi sóng, sự giãn nở các phân tử nước nhưng lại không tạo bọt sẽ khiến nước sốt bắn tung tóe làm bẩn lò. Khi lấy ra ngoài còn có thể bắn trực tiếp vào người gây bỏng.
Các loại thức ăn cần nước sốt như thịt gà, cá cũng nên hạn chế hâm nóng bằng lò vi sóng, nếu có hâm, phải bọc dĩa đồ ăn lại bằng màng bọc thực phẩm (loại sử dụng được trong lò vi sóng) mới được cho vào lò.
Bình đựng nước cách nhiệt có thể hư hỏng lò vi sóng
Có nhiều người thường có thói quen ủ bình nước cách nhiệt vào lò vi sóng điều này rất nguy hiểm. Do vỏ bình sẽ ngăn nhiệt tiếp xúc với chất lỏng bên trong nên thời gian làm nóng nước rất lâu điều này có thể làm hỏng lò vi sóng bất cứ lúc nào.
Trái cây
Một số loại trái cây, như táo hoặc chuối, sẽ không còn giữ nguyên được hương vị và biến dạng nếu bạn cho chúng vào trong lò vi sóng. Không chỉ vậy, nếu bạn cho nho vào lò, chúng sẽ phát nổ. Còn trái cây sấy khô như nho khô, mận khô sau khi bị bỏ vào lò vi sóng sẽ bốc khói đầy bếp nhà bạn.
Hộp nhựa cho vào lò vi sóng có thể sinh ra độc tố
Tương tự như hộp xốp, hộp nhựa cũng không nên để vào lò vi sóng- trừ khi sản phẩm đó được ghi chú của nhà sản xuất là cho phép với lò vi sóng. Vì ở nhiệt độ cao hộp nhựa có thể chảy và sinh ra độc tố ngấm vào thực phẩm có thể gây hại cho sức khỏe.
Túi xốp dễ bắt lửa
Để một túi xốp vào lò vi sóng là việc làm thiếu thân thận với môi trường. Ngoài ra, khi gặp nhiệt đây cũng là một chất dễ bắt lửa và gây cháy nổ.
Cốc nước
Chỉ những chiếc cốc được dán mác "an toàn khi cho vào lò vi sóng" mới có thể dùng được với lò vi sóng. Với những chiếc cốc còn lại, chúng sẽ bảo vệ chất lỏng bên trong không cho nóng lên bởi chúng cách nhiệt rất tốt và sẽ làm hỏng lò vi sóng của bạn bởi chúng có chứa thành phần thép không gỉ.
Lựa chọn đồ thủy tinh cho lò vi sóng
Theo thông tin nhà sản xuất: Nhìn chung các loại thủy tinh chịu nhiệt đều thích hợp với lò vi sóng.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, các gia đình không nên lựa chọn các loại thủy tinh mỏng để sử dụng trong lò vi sóng. Bởi ngoài tác động của sóng vi ba thì nhiệt độ nóng của thức ăn cũng ảnh hưởng đến chính chất lượng các vật dụng này. Cụ thể, các đồ dùng thủy tinh mỏng như ly, cốc có thể bị vỡ, nứt trong lúc quay thực phẩm.
Mẹo thử vật dụng đó có thích hợp với lò vi sóng hay không
Hầu hết các vật dụng chịu nhiệt bằng phi kim đều có thể dùng được trong lò vi sóng. Tuy nhiên, cũng có một số vật liệu có thành phần không thích hợp với sóng viba.
Để kiểm tra xem vật dụng đó có thích hợp không bạn hãy đặt một bát thủy tinh đầy nước bên cạnh. Sau đó, bật chế độ nấu công suất cao trong vòng 1 phút. Nếu nước trong bát ấm lên trong khi đó vật dụng cần kiểm tra lại không thay đổi nhiệt độ thì vật dụng đó thích hợp với lò vi sóng.
Còn nếu nước không thay đổi nhiệt độ mà vật cần kiểm tra lại ấm lên chứng tỏ vật dụng đó hấp thụ sóng viba và không thích hợp để sử dụng trong lò vi sóng.
Lưu ý
Mở cửa khi lò đang sử dụng gây bỏng
Cửa lò không đóng kín sẽ dẫn đến nhiều nguy hiểm tiềm ẩn khi sóng viba bị phát tán nhiều bên ngoài mà không bị cản lại. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên có thể dẫn đến ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Hơn nữa thức ăn đang trong quá trình nấu, mở cửa đột ngột có thể bị bắn vào người gây bỏng cho người sử dụng.
Đậy kín hoàn toàn thức ăn khi nấu
Cũng giống như khi nấu các loại thức ăn có vỏ hoặc màng bọc, việc đậy kín nắp khi nấu thức ăn trong lò vi sóng rất dễ làm áp suất tăng khi nhiệt độ tăng và có thể gây hiện tượng phát nổ. Đậy thức ăn khi nấu là cần thiết, nhưng hãy nhớ không được đậy kín hoàn toàn, nên để hở một chút để thoát hơi.
Để lò vi sóng trên nóc tủ lạnh hoặc lò nướng
Để tiết kiệm diện tích, nhiều gia đình hay đặt lò vi sóng trên nóc tủ lạnh, lò nướng hoặc để gần bếp. Việc này có thể làm giảm tuổi thọ của các thiết bị điện tử. Thêm đó, khi lò vi sóng gây cháy nổ, việc để gần các thiết bị điện khác hoặc bếp ga cũng gây mất an toàn hơn và khó xử lý hơn khi tình trạng xấu xảy ra.
Đun sôi nước trong lò vi sóng
Sử dụng lò vi sóng để đun sôi nước hay các chất lỏng vẫn là thói quen của nhiều người sử dụng nhưng nó nguy hiểm hơn bạn nghĩ. Thói quen này dẫn đến nhiều trường hợp gây bỏng và nguy hiểm đã xảy ra trong thực tế. Khi đun sôi các chất lỏng, đặc biệt là nước bằng lò vi sóng rất hay xảy ra tình trạng sôi sau. Đây là trạng thái khi đun sôi quá độ, nước bắn ra ngoài khi người dùng lấy cốc chất lỏng ra từ lò.