Kể lại câu chuyện của mình, ông Nguyễn Hữu B (Quỳnh Côi, Quỳnh Phụ, Thái Bình) cho biết, khi mắc tiểu đường được vài năm, ông bắt đầu có dấu hiệu bị nóng rát bàn tay, bàn chân. Đó cũng là lúc thuốc uống đã giảm dần tác dụng, ông phải nhập viện nhiều lần điều trị bằng thuốc tiêm insulin để ổn định đường huyết.
Thế nhưng, dù đường huyết đã ổn định mà những cơn nóng rát bàn tay và bàn chân của ông B vẫn cứ nặng dần lên. Lòng bàn chân bỏng rát đến mức như đang dẫm phải hòn than nóng, kèm theo cả tình trạng tê bì, châm chích ở tứ chi rất khó chịu. Càng về đêm, biểu hiện càng nặng, ông gần như thức trắng vì những cơn đau rát đến nỗi ông không dám cựa mình. Mỗi lần cựa mình, quần áo chạm vào đâu là ở đó như có hàng nghìn mũi kim châm chích. Người ông bấy giờ gầy rộc chỉ còn 30kg, dắt chiếc xe đạp cũng không nổi. Cũng may là ngay sau đó ông đã nhận được tư vấn của bác sĩ nên kết hợp nhiều phương pháp trong điều trị nên mới biết cách ổn định đường huyết, ngăn biến chứng.
Nguyên nhân nóng rát bàn tay và bàn chân ở người tiểu đường
Theo các chuyên gia, rất nhiều người tiểu đường gặp phải dấu hiệu nóng rát, tê bì, châm chích ở bàn tay và bàn chân giống như ông Hữu B. Đó là dấu hiệu cảnh báo biến chứng thần kinh ngoại biên của bệnh tiểu đường. Đây cũng chính là thủ phạm gây “đoạn chi”, cướp đi đôi chân của người tiểu đường.
Nguyên nhân bắt nguồn từ tình trạng đường huyết tăng cao gây tắc hẹp các mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh, đồng thời sinh ra các “chất thải” gây độc cho hệ thần kinh. Hậu quả là các dây thần kinh bị thoái hóa, tốc độ dẫn truyền tín hiệu thần kinh bị chậm lại, có khi mất hẳn và dẫn đến các biểu hiện như ông B đang gặp phải.
Nóng rát tay chân là dấu hiệu cho thấy hệ thần kinh đang bị tổn thương bởi biến chứng tiểu đường. Càng để lâu, hệ thần kinh càng bị tổn thương nhiều hơn, hậu quả càng nặng nề.
Phòng ngừa và cải thiện biến chứng thần kinh gây nóng rát tay chân
Theo thống kê, có tới 70% người bệnh tiểu đường sẽ gặp phải biến chứng thần kinh với nguy cơ cắt cụt chi và tàn phế. Thậm chí, một số người tiểu đường đã bị biến chứng này ngay từ khi mới phát hiện bệnh mà không biết. Chính vì vậy, bạn cần biết đâu là dấu hiệu của biến chứng thần kinh để điều trị kịp thời.
Ở giai đoạn sớm, biến chứng tiểu đường hoàn toàn có khả năng cải thiện và phục hồi thông qua việc kiểm soát tốt các chỉ số đường huyết, huyết áp, mỡ máu, cùng với lối sống lành mạnh. Để nâng cao hiệu quả điều trị, nhiều người bệnh đã lựa chọn kết hợp sử dụng thêm TPBVSK Hộ Tạng Đường* giúp giảm thiểu giảm nguy cơ biến chứng (biến chứng tim mạch, thần kinh), đồng thời làm giảm cholesterol máu, hạ đường huyết và cải thiện các chỉ số đường huyết
Nhận biết sớm dấu hiệu của biến chứng thần kinh ngoại biên
Biến chứng thần kinh ngoại biên của bệnh tiểu đường có những dấu hiệu điển hình sau đây:
- Tê bì chân tay: Cảm giác như kiến bò, ê buốt, chuột rút, tê mỏi.
- Nóng rát bàn tay bàn chân: Lòng bàn tay bàn chân nóng và đau rát như bị bỏng.
- Dấu hiệu bất thường ở da: Đau như kim châm, đau như dao cắt.
- Mất cảm giác bàn chân: Không cảm nhận được nhiệt độ nóng, lạnh, đau đớn.
Cải thiện biến chứng thần kinh ngoại biên do bệnh tiểu đường
Tuân thủ điều trị, tập thể dục thường xuyên và kiểm soát đường huyết qua chế độ ăn uống là những cách giúp bạn cải thiện biến chứng thần kinh của tiểu đường.
- Tuân thủ điều trị
Việc tuân thủ điều trị rất quan trọng, đặc biệt ở những người bệnh phải sử dụng insulin. Bạn nên kiểm tra đường huyết hàng ngày để có mức điều chỉnh liều thuốc phù hợp.
- Tập thể dục thường xuyên
Hãy tạo cho mình thói quen tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Thói quen này giúp bạn giảm nồng độ đường trong máu, cải thiện độ nhạy của insulin và tăng cường sức khỏe tổng thể.
- Kiểm soát đường huyết qua chế độ ăn uống
Người bệnh cần kiểm soát chặt chẽ chế độ ăn với các lưu ý sau:
- Giảm tối đa đồ ngọt (bánh kẹo, nước ngọt có gas, đường…) và các thực phẩm chứa nhiều chất béo, dầu mỡ (mỡ động vật, da gia cầm, đồ chiên xào, thức ăn nhanh, phủ tạng động vật…).
- Tăng cường rau xanh, chất xơ, hoa quả tươi, tuy nhiên không nên ăn nhiều hoa quả có hàm lượng đường cao.
Bệnh tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính khó chữa khỏi và nguy hiểm nhất ở căn bệnh này chính là các biến chứng. Vì thế, việc phát hiện và điều trị kịp thời các dấu hiệu cảnh báo biến chứng sớm sẽ giúp người bệnh sống khỏe mạnh như những người bình thường khác.
Biên tập viên Sức khỏe
Ngọc Ánh
(*) Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh