Nữ sinh ném con từ tầng 31 xuống đất ở chung cư Linh Đàm liệu có mắc bệnh trầm cảm khi mang thai?

14:22, Thứ sáu 19/10/2018

( PHUNUTODAY ) - Mới đây, vụ nữ sinh ném con rơi từ tầng 31 xuống đất ở chung cư HH Linh Đàm đã khiến nhiều người vô cùng hoang mang, lo sợ. Hiện tại vẫn chưa thể khẳng định được lý do vì sao người mẹ trẻ này lại có hành động tàn nhẫn này. Liệu nguyên nhân có phải do cô gái bệnh trầm cảm hay không?

Vụ việc người dân khu chung cư HH Linh Đàm phát hiện thi thể bé sơ sinh còn nguyên cuống rốn nghi bị ném từ tầng cao chung cư đang gây nhiều phẫn nộ cho dư luận. Mọi thông tin liên quan đến sự việc này đang được cộng đồng đặc biệt quan tâm chú ý, nhất là khi nguyên nhân sự việc vấn đang được cơ quan chức năng làm rõ.

Hiện trường vụ việc thương tâm vừa xảy ra ở chung cư Linh Đàm tối ngày 18/10.

Hiện trường vụ việc thương tâm vừa xảy ra ở chung cư Linh Đàm tối ngày 18/10.

Lúc này, nhiều người suy đoán do cô gái trẻ mắc bệnh trầm cảm trong quá trình mang thai nên đã không thể kiểm soát được hành động của mình. Chưa rõ thực hư ra sao, nhưng rất có thể đây cũng chính là 1 nguyên nhân dẫn đến sự việc đau lòng trên. Dưới đây, bạn hãy cùng tìm hiểu về chứng trầm cảm ở phụ nữ khi mang thai và cách phòng tránh để hạn chế những tình huống đau lòng như vậy nhé.

Nguyên nhân của chứng trầm cảm khi mang thai

Có nhiều nguyên nhân dẫn đền trầm cảm khi mang thai của bà bầu, trong đó các nguyên nhân chính bao gồm sự thay đổi hoóc-môn (nội tiết tố), di truyền, áp lực cuộc sống, mang bầu khi tuổi đời còn trẻ, phụ nữ bị lạm dụng và các vấn đề về tuyến giáp.

Thay đổi hoóc-môn

Hoóc-môn ảnh hưởng trực tiếp đến các chất hóa học kiểm soát cảm xúc và tâm trạng. Những biến động của hoóc-môn cũng làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ có thai và dẫn đến việc họ bị trầm cảm.

Di truyền

Trầm cảm cũng có thể bị di truyền qua các thế hệ trong gia đình. Nếu gia đình bạn có người có tiền sử bị trầm cảm hay rối loạn cảm xúc, bạn cũng có thể trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị trầm cảm hơn trong giai đoạn mang thai của mình.

000

Mang thai khi tuổi đời còn trẻ

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ trẻ mang thai có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn phụ nữ ở các độ tuổi lớn hơn.

Phụ nữ bị lạm dụng

Bị lạm dụng sức lao động, tình dục, bị đối xử thiếu tôn trọng có thể khiến phụ nữ mang thai trở nên nhạy cảm hơn, bất lực và cô lập. Đó là những nguyên nhân trực tiếp khiến họ gặp các triệu chứng trầm cảm.

Rối loạn tuyến giáp

Đây vẫn là vấn đề liên quan đến hoóc-môn. Tuyến giáp chính là nơi sản sinh ra hoóc-môn ảnh hưởng đến sự thay đổi nội tiết tố lớn của phụ nữ có bầu. Một khi tuyến này bị rối loạn, họ cũng bị trầm cảm.

Triệu chứng của trầm cảm khi mang thai

Rất khó để chẩn đoán trầm cảm khi mang thai vì các triệu chứng của nó không rõ ràng và bình thường như các triệu chứng thai nghén (thèm ngủ, thay đổi ăn uống, không có hứng thú tình dục, lo lắng, mất khả năng tập trung và bất ổn định về cảm xúc,...). Bà bầu cần chú ý đến mức độ thay đổi cảm xúc tiêu cực của mình như luôn buồn và thất vọng trong thời gian dài, lo lắng cùng cực, sợ hãi,... để đi gặp bác sĩ sớm. Bằng cách đảm bảo được sinh hoạt hàng ngày khoa học, ăn uống đủ dinh dưỡng và chăm sóc bản thân tốt,... bà bầu có thể thoát khỏi trầm cảm khi mang thai.

00

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào dưới đây xảy ra mỗi ngày trong cùng một khoảng thời gian là 2 tuần, bạn nên đi gặp bác sĩ:

-    Tâm trạng buồn bã, bồn chồn hoặc chán nản

-    Khóc nhiều

-    Không muốn gần gũi với bạn bè và gia đình

-    Không quan tâm đến các hoạt động mà bạn đã từng hứng thú

-    Sụt cân

-    Thừa cân quá nhiều

-    Thèm ăn vặt hoặc không có cảm giác ăn uống ngon miệng

-    Khó ngủ, hoặc ngủ quá nhiều

-    Suy nghĩ thiếu tập trung hoặc khó đưa ra quyết định

-    Có ý nghĩ về cái chết hoặc tự sát

-    Đau đầu, đau bụng

-    Không đi khám thai và làm theo những chỉ dẫn y tế dành cho bà bầu

-    Sử dụng các chất độc hại như thuốc lá, rượu và ma túy

Điều trị có ảnh hưởng đến thai nhi?

Điều trị trầm cảm ở thai phụ cần có sự phối hợp của thầy thuốc chuyên ngành sản khoa, nội khoa, tâm thần, các bác sĩ gia đình. Sản phụ sẽ được tư vấn về các nguy cơ ảnh hưởng của trầm cảm đến sức khỏe của cả mẹ và con, các biện pháp điều trị sẽ được áp dụng. Thai phụ sẽ được khuyên và áp dụng các biện pháp cai rượu, thuốc lá, loại bỏ thói quen có hại, điều chỉnh lối sống và hành vi trước khi quyết định việc dùng thuốc chống trầm cảm.

0 anh bia

Đối với các thể nhẹ, có thể chỉ cần điều trị bằng cách loại bỏ các yếu tố nguy cơ và liệu pháp tâm lý, điều chỉnh hành vi, lối sống. Khi dùng thuốc chống trầm cảm, một số tác dụng không mong muốn đã được báo cáo như tăng đường huyết, tiền sản giật, các vấn đề về nhau thai, vỡ ối sớm, chảy máu, đẻ non, tăng tỷ lệ mổ đẻ... Như vậy, khi dùng thuốc chống trầm cảm cho thai phụ nhất thiết phải được thầy thuốc chuyên khoa cân nhắc kỹ lợi hại cũng như đáp ứng điều trị của bệnh nhân để chọn phương án tối ưu.

Phòng tránh trầm cảm khi có thai

Dự phòng trầm cảm cho thai phụ thuộc về gia đình, xã hội và bản thân thai phụ. Thai phụ phải nhận được sự quan tâm đầy đủ về vật chất cũng như tinh thần vì mỗi thay đổi về thể chất cũng như tâm lý người mẹ đều có thể ảnh hưởng hết sức lớn tới thai nhi.

Bản thân thai phụ cũng phải nhận thức được rằng, tự bản thân mình cũng phải biết điều chỉnh loại bỏ những thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, biết tự cân bằng trước những stress, những tác động tiêu cực về mặt tinh thần, bởi vì, cuộc sống vốn nó đã là một loạt những stress. Cuối cùng, “mẹ khỏe, con khỏe” vẫn là điều mà bất cứ thai phụ nào cũng nên tâm niệm.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc