con giật mình
Nuôi con "vô trùng" thời hiện đại
07:11, Thứ ba 31/05/2011
( PHUNUTODAY ) - Ngày nay khi có điều kiện khá giả lại đẻ ít con nhiều bà mẹ đã học cách chăm con theo kiểu nửa tây nửa ta, kiểm soát và vô trùng đối với con tất tần tật mọi chuyện.
Một lần sang hàng xóm chơi tôi thật sự ấn tượng với lời kể về phương pháp nuôi con theo kiểu “vô trùng” của chị Trần Thị Ngọc (Láng Hạ). Chị Ngọc kể từ lúc sinh bé Mun hầu như mọi sinh hoạt trong nhà đều phải thật tĩnh nặng. Vì sợ bé giật mình tỉnh giấc ngủ nên lúc nào cửa phòng bé cũng được đóng kín. Bé Mun sinh đúng vào mùa đông nên chị Ngọc không dám bế cháu ra khỏi phòng trong suốt 3 tháng. Ngoài việc cho bé ăn và vệ sinh xong là mẹ lại tắt điện đóng cửa và ép bé ngủ. Chị Ngọc bảo trẻ phải ngủ 12 tiếng một ngày mới lớn nhanh và không ảnh hưởng đến thần kinh.
Nhiều bà mẹ sính dùng các hãng sữa ngoại này mới cảm thấy yên tâm về chất lượng. |
Mẹ chồng chị kể, chị Ngọc cẩn thận lắm, một lần tôi rửa tay bằng xà bông thơm rồi vào bưng đĩa bột định cho cháu ăn, chị Ngọc liền cầm lấy tay tôi đưa lên mũi ngửi, Ngọc bảo tay mẹ nhiều mùi xà phòng thế này ám vào thức ăn cháu nó khó chịu, dị ứng không tốt cho sức khỏe đâu.
Bé Mun được 10 tháng tuổi chị Ngọc vẫn phải đun nước sôi rồi để ấm mới tắm cho con, chị sợ tắm nước chưa đun có vi khuẩn gây ngứa ngáy, hỏng da của cháu.
Sự cẩn thận của chị Ngọc còn biểu hiện ở cả việc hễ con quấy ốm, sốt mọc răng là chị bế ngay đến nhà bác sỹ để thăm khám. Một hôm bé Bông không chịu ăn, chị Ngọc lập tức đi mua vitamin B tổng hợp về bắt bé uống. Thấy con thở khò khè chị “chẩn đoán” họng nhiều đờm và đi lấy lá về hấp mật ong cho con uống, mấy ngày sau có bạn đến chơi thấy họ truyền kinh nghiệm rằng 2 thằng con của chị cứ khò khè là chị mua thuốc ho long đờm (Autusin) về cho uống luôn. Nếu không chữa ngay để lâu là nó bị viêm phổ ảnh hưởng gan thận...đấy. Ngay lập tức chị Ngọc bắc máy gọi điện cho chồng phải mua ngay thuốc ho ấy về cho con uống.
2 ngày sau vẫn chưa thấy hết khò khè, chị Ngọc bế bé Mun đến nhà bác sỹ riêng để chữa khò khè. Nghe xong tim phổi bác sĩ bảo mẹ cháu rỗi việc ngồi nghiên cứu con rồi lo thái quá. Bác sĩ kết luận bé Mun chẳng bị sao cả.
Chị Ngọc ngồi than “mẹ chăm con cẩn thận thế mà sao con vẫn ốm?”. Trả lời cho câu hỏi này chắc chắn sẽ phải nhờ đến các bác sỹ chuyên khoa mới giúp chị hiểu ra vấn đề.
Việc đi chơi đối với bé Mun là rất khó bởi lịch ăn và ngủ của bé không còn có thời gian để đi chơi. Và mẹ bé còn lý giải rằng đi chơi làm gì ra đường toàn bụi bặm, nô đùa nhiều ảnh hưởng đến thần kinh non nớt của con nên việc đi chơi của bé Mun chỉ được phép đi từ nhà ra ngõ.
Sự nghiệp chăm con theo kiểu “ống nghiệm” của chị Ngọc không biết sẽ mang lại những điều tốt đẹp nhất cho con ra sao, nhưng điều trông thấy là bé Mun gặp người lạ là sợ và ít nói hơn những đứa trẻ khác.
Mode made in... nhập ngoại
Trường hợp chăm con của chị Phạm Hoàng
Công việc làm văn phòng của chị không phải đi lại nhiều, chị có nhiều thời gian để ngồi ngồi sớt mạng và sưu tầm đồ dùng cho con. Ở cơ quan mọi người phong cho chị là tín đồ mua sắm online. Chị Lan còn tham gia một diễn đàn của hội những bà mẹ trẻ thời nay nên hễ thấy thành viên nào mở shop hàng xách tay, là chị Lan lại xấp ngửa chạy đến tận nơi để xem hàng và khuân hàng đống đồ về cho con. Nào bình sữa, thìa ,cốc uống nước không độc, sữa non, sữa dê của Nga, Úc, Mỹ rồi tã bỉm...
Chị Lan kể, chị cai sữa chó bé Đậu Đậu từ lúc 3 tháng nên cứ phải tìm sữa dê non xách tay của Nga mới đảm bảo đủ chất và nhiều kháng thể cho cháu, vì sữa này cũng đắt 700- 800k/ hộp, mà chỉ sữa ấy nó mới chịu uống, các sữa khác rất khó ép cháu uống được. Khi Đậu Đậu được một tuổi mình bắt đầu chuyển cho cháu sữa Pedia của Úc, thấy mọi người nói sữa này tiêu hóa tốt và tăng cân nhanh lắm nên chị đổi sữa, con bé nhà chị uống một thời gian thì cũng thấy ăn ngủ tốt và lên cân trông thấy. Đúng là “tiền nào của nấy” dùng hàng ngoại chất lượng tốt hơn hẳn nên chị rất yên tâm.
Chị Lan còn chọn bột rau củ quả cho bé ăn dặm cũng phải là hãng HIPP của Đức, BLEDINA, hay vitamin cũng của Đức hoặc Nga để kích thích ăn uống tăng trưởng chiều cao. Có hôm chị đặt mua được lọ dầu ô liu của Đức mới nhập. Chị Lan khoe “cái này là hàng "độc" và ăn rất ngon”, ở bên Đức chuộng lắm em ạ.
Một shop hàng nhập ngoại. |
Việc sính hàng ngoại của chị còn được tận dụng những cơ hội khi có người thân ra nước ngoài chị lại nhờ mua bằng được món đồ nào đó cho con. Có người chú ở Canada nên thỉnh thoảng con gái chị lại được ông họ cung câp thêm hàng từ đó về dùng.
Chung quan niệm không sính hàng Việt Nam, chị Hòa (Thanh Xuân) cho rằng chỉ có hàng ngoại mới đủ chất lượng đáp ứng cho con mình.
Ngay từ những ngày mang thai, chị đã lựa chọn những loại thuốc bổ tổng hợp thật đắt tiền về uống, mà theo giá thị trường có khi đắt gấp đến cả trăm lần so với hàng Việt Nam. Chị Hòa kể lúc mới biết có thai mình đã nhờ bà chị họ mua cho mấy lọ vi ta min Multi Prenatal loại 650k/lọ ấy về uống để cho mẹ khỏe mới dưỡng thai tốt.
Trong khi đang kêu gọi người Việt Nam dùng hàng Việt Nam thì chị Hòa lại có tư tưởng khác "hàng Việt Nam từ xưa đến giờ vẫn chỉ là “hàng theo sau” các nước khác", vì thế mà khi cục cưng của chị ra đời, chị đã cố gắng đầu tư sính hàng ngoại nhập cho con. Hễ có ai mách địa chỉ hàng xách tay nào dành cho trẻ chị đều tìm đến.
Chị Hòa kể: Chị thường mua sữa bột S26 của Úc về cho con uống để phát triển chiều cao và trí tuệ, thỉnh thoảng đi đâu chơi thì phải mua sẵn sữa Pedia sure nước của Nhật để tiện mang theo và đảm bảo được chất lượng. Ngoài ra thì các loại váng sữa, pomai, bình pha sữa, bình ủ sữa, cốc, thìa bát, bỉm chị đều mua hàng xách tay. Chị có một cửa hàng ruột trên phố Đào Tấn chuyên nhập từ các nước nổi tiếng trên thế giới và nhiều nước tin dùng như Mỹ, Nhật, Hàn, Nga, Úc, Đức... nên rất yên tâm. Tuy hơi đắt một tí nhưng mình thấy yên tâm về chất lượng.
Đến việc nước dùng cho con chị cũng phải chọn loại nước tinh khiết, không độc mới yên tâm. Ở góc nhà chị luôn có đến cả trăm bình nước tinh khiết để dùng nấu cháo và đun nước uống cho con. Một lần, người bà họ lên chơi, thấy đứa trẻ khóc đòi uống nước, lúc đó chị đang bận làm cơm, bà lấy bình nước bà vừa đun rót cho cháu uống. Chị vội vàng chạy ra bóp mồn đứa trẻ sao cho ra hết chỗ nước vừa uống làm đứa trẻ khóc thét lên.
Ngay hôm sau chị Hòa bảo chồng “mình phải mua ngay máy lọc nước Watts-USA. Hàng nhập khẩu nguyên chiếc 100% được Cục quản lý ATTP và DP của Mỹ chứng nhận về để phục vụ con và cả nhà luôn vậy. Thôi đắt tí cũng đành chứ nhỡ mình đi làm ở nhà bà quên lại cứ lấy nước máy vào nấu cho con thì nguy. Mình người lớn thì không sao chứ để con bé thế nhỡ có chất độc hại đến khi nó lớn mới phát bệnh thì chết”.
Tâm lý lo sợ nguồn nước có nhiều tạp chất độc hại của chị Hòa cũng vì muốn tạo điều kiện tốt nhất cho con mình. Tuy nhiên, các chuyên gia về dinh dưỡng đã nghiên cứu và cho biết: cơ thể nhận khoảng 50% các khoáng chất từ nước. Nhưng nước uống tinh khiết hiện nay đang được lọc bằng công nghệ thẩm thấu ngược (RO) hoặc trao đổi ion (IE), khiến các khoáng chất mất đi rất nhiều. Nếu dùng nước tinh khiết trong thời gian dài, cơ thể sẽ thiếu một vài khoáng chất và sinh bệnh thiếu vi chất, như thiếu chất côban dẫn tới cơ thể không sản sinh ra được vitamin B12, B1...
Một chuyên gia tâm lý cũng khuyên, với các cháu bé không nên cho sắm đồ ngoại nhập đắt tiền vì như vậy sẽ tạo ra những bé “chảnh”, ích kỉ dễ bị bạn bè xa lánh.
- Thu Trinh
Theo: giaitri.thoibaovhnt.vn
copy link
Link bài gốc
Từ khóa: