Nuối tiếc nhất trong đời của người đang hấp hối

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Những tiếc nuối của người đang hấp hối sẽ giúp bạn nhìn nhận lại cuộc sống của mình ngay từ giờ phút hiện tại. Đừng để đến khi quá muộn mới nhận ra mình nên làm gì bạn nhé!

1. Không đủ dũng cảm sống thực với chính mình, mà luôn sống theo mong muốn của người khác

Đây là nuối tiếc hàng đầu của đa phần những người sắp từ giã trần thế. Khi con người nhận ra cuộc sống của họ gần kết thúc và hồi tưởng lại mọi sự một cách rõ ràng, họ dễ dàng nhìn thấy quá nhiều giấc mơ đã không được hoàn thành. Hầu hết mọi người đã không thực hiện thậm chí chỉ một nửa số giấc mơ của họ và phải chết khi nhận ra rằng, đó là do họ đã hoặc không có lựa chọn nào đó.

2. Làm việc quá vất vả và bỏ qua nhu cầu tận hưởng cuộc sống

"Ước gì tôi đừng làm việc cật lực đến như vậy" là câu cửa miệng của những người đàn ông sắp chết. Họ đã bỏ lỡ việc tận hưởng thời trẻ của con cái và mối quan hệ với bạn đời. Phụ nữ cũng có thể hối tiếc về điều này, nhưng thường chỉ từ các thế hệ trước đây, do nhiều chị em không phải là trụ cột gia đình.

3. Không bộc lộ cảm xúc thực

Nhiều người đã phải kìm nén cảm xúc thực để giữ hòa khí với những người khác. Điều đó cũng đồng nghĩa, họ đôi khi phải "đeo mặt nạ" không mong muốn. Vì vậy, khi sắp "gần đất, xa trời", không còn gì để mất, họ cảm thấy cay đắng và căm phẫn với sự kìm nén cảm xúc quá mức của chính mình.

4. Không giữ liên lạc với bạn bè

Thông thường, nhiều người sẽ không thực sự nhận ra ý nghĩa và tầm quan trọng của bạn bè cho tới những ngày cuối đời. Khi sắp chết, rất nhiều người cảm thấy hối hận vì đã để vuột mất những tình bạn vàng trong nhiều năm. Họ nuối tiếc sâu sắc rằng mình đã không đầu tư thời gian và sự chia sẻ đáng có cho những người bạn.

5. Không cho bản thân cơ hội để sống hạnh phúc hơn

Đây là một nuối tiếc phổ biến đến kinh ngạc ở những người sắp chết. Cho tới tận khi chết, nhiều người mới nhận ra rằng, hạnh phúc xứng đáng được đánh đổi bằng nhiều thứ. Họ đã sống mắc kẹt trong những phong cách và thói quen cũ. Sự vừa lòng với "cái thân quen" đã che phủ cảm xúc cũng như cuộc sống thể chất của họ. Sự sợ hãi thay đổi khiến họ phải giả vờ với người khác và giả vờ với chính bản thân rằng họ hài lòng, hạnh phúc, dù trong sâu thẳm vẫn mong muốn được cười thoải mái và làm những điều ngốc nghếch theo ý mình một lần nữa".

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn