Tắm lâu
Trên bề mặt da của chúng ta sẽ có một lớp dầu để bảo vệ da, nếu thời gian tắm quá lâu thì lớp dầu này sẽ bị rửa trôi gây ra các triệu chứng như khô da, ngứa ngáy. Đặc biệt với những người mắc bệnh tim mạch, tắm lâu dễ dẫn đến thiếu máu cơ tim, thiếu oxy, tạo huyết khối, thậm chí gây nhồi máu cơ tim, thiếu máu não.
Cho trực tiếp nước lạnh lên người
Về nhà trong cái nóng oi ả của mùa hè và tắm nước lạnh để hạ nhiệt là điều rất nhiều người yêu thích. Nhưng việc làm này sẽ khiến các mạch máu co lại do lạnh, làm tăng huyết áp, thậm chí gây ra những cơn đau thắt ngực, dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc đột tử.
Tắm ngay sau khi tập thể dục
Máu trong cơ thể con người luôn vận động, trong quá trình vận động, lượng máu chảy đến cơ bắp tăng lên, nhịp tim tăng lên, sẽ xuất hiện cảm giác tim đập nhanh và khó thở. Khi ngừng tập, lưu lượng máu và nhịp tim chậm lại nhưng chưa hoàn toàn trở lại nhịp đập bình thường của tim, việc tắm ngay lúc này sẽ khiến huyết áp tụt xuống, lượng máu còn lại sẽ không đủ để cung cấp cho cơ thể, cung cấp cho các cơ quan quan trọng, có thể dẫn đến chóng mặt, thậm chí sốc và ngất xỉu.
Tắm lúc nào tốt nhất?
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, thời điểm thích hợp nhất cho việc tắm là vào buổi sáng.
Nếu bắt buộc phải tắm buổi tối thì nên tắm trước 20 giờ để tránh những tai biến nguy hiểm.
Về nhiệt độ, nên tắm trong khoảng từ 20 - 25 độ C, không nên tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh vì đều ảnh hưởng đến mạch máu dưới da.
Vào ngày hè, các bác sĩ khuyên rằng mỗi người cũng chỉ nên tắm tối đa 2 lần/ ngày vào buổi sáng và có thể thêm một lần vào buổi chiều tối.
Thời gian tắm cũng không nên quá lâu, mỗi lần tắm chỉ từ 15 - 20 phút.