Phản ánh sự thật thì đưa cả clip nóng lên phim?

( PHUNUTODAY ) - Theo chị nói là cảnh "liếm ngực" đó là bình thường tại sao lại có nhiều khán giả khi xem phải đỏ mặt thậm chí tắt hẳn ti vi?

Sau khi đọc được bài của chị Vũ Thị Hằng trên Phunutoday cho rằng cảnh liếm ngực trên phim truyền hình phát trên VTV3 vào giờ vàng chỉ là một cảnh quay bình thường để phản ánh hiện thực xã hội, nhiều độc giả đã lên tiếng phản ứng mạnh mẽ.
[links()]

...
Theo chị nói là cảnh liếm ngực đó là bình thường tại sao lại có nhiều khán giả khi xem phải đỏ mặt thậm chí tắt hẳn ti vi?

liếm ngực trong bộ phim Hoa nắng khiến nhiều người xem phải đỏ mặt thậm chí phải tắt ti vi luôn như vậy mà chị Hằng lại cho rằng đó mới là phản ánh một phần nhỏ của hiện thực xã hội.

Tôi đồng ý, phim truyền hình là phản ánh xã hội, phản ánh những cái tốt cái xấu để người xem thấy được mà tránh hoặc học theo nó. Nhưng có rất nhiều cách để thể hiện chứ không phải ngoài đời thế nào mà lại bê nguyên si như vậy lên phim mới là phản ánh hiện thực.

Một cảnh quay trong phim khiến nhiều ngườu phải đỏ mặt
Một cảnh quay trong phim khiến nhiều người phải đỏ mặt

thác loạn của giới trẻ như chị đã nói, thoát y tắm bia, học sinh cấp 2 đã biết uốn éo nhảy múa thậm chí tung cả clip sex lên mạng... Vậy nếu muốn phản ảnh hiện thực xã hội khách quan đó thì trong phim chúng ta cũng phải đưa hết những cảnh đó lên à?

Thiết ngĩ là một chương trình của Đài truyền hình quốc gia, hàng ngày có hàng triệu người Việt Nam theo dõi ở các lứa tuổi khác nhau, thì nhà Đài và các nhà làm phim cần phải có sự kiểm duyệt cân nhắc trước khi đưa lên phát sóng.

Ngọc Trinh: Chào thua cảnh đổ rượu liếm ngực trên VTV3

Ở nước ngoài, những cảnh nóng trong phim còn bị cắt trước khi đưa lên truyền hình, huống hồ ở Việt Nam vẫn còn mang đậm nét thuần phong mỹ tục, nét truyền thống của người Á Đông thì những cảnh quay như vậy thật khó để có thể chấp nhận.

Một bộ phim Việt phát sóng vào giờ vàng trên sóng truyền hình là thời điểm mong đợi của cả gia đình tôi, một gia đình có 3 thế hệ cùng chung sống, bố mẹ chồng, và cả con cái tôi cùng xem bộ phim đó. Thật sự với tôi mà nói cảnh "liếm ngực" trên phim hôm đó khiến tôi thực sự "sốc", xấu hổ với bố mẹ chồng và ngay lập tức chỉ muốn tắt ngay ti vi vì có cả con gái 14 tuổi cùng xem.

Phản ánh hiện thực xã hội có rất nhiều câu chuyện cảm động, nhiều điều tốt đẹp tại sao đạo diễn và nhà Đài không khai thác và phát sóng trên truyền hình để phổ cập đông đảo tới người dân những nếp nghĩ, lối sống đó. Mà lại phải khai thác những mặt xấu mới giáo dục cảnh tỉnh được giới trẻ.

Nếu đưa những cảnh nhạy cảm, hay thậm chí ảnh nude, bán nude phản cảm lên phim lâu dần thì nó dễ tạo thành một lối suy nghĩ thoáng. Và những giá trị ảo dần dà sẽ đầu độc những tâm hồn mới lớn, dễ hình thành trong đầu óc các em những ám ảnh và tò mò không đúng lứa tuổi.

Một câu chuyện về  2 đứa trẻ Trung Quốc mà gần đây báo chí thông tin chắc hẳn mọi người chưa quên,  vì xem trên phim truyền hình và tin rằng con người có thể vượt thời gian về một cuộc sống khác nên 2 cô bé đã tự tử để có thể quay về kiếp trước của mình.

Đó theo tôi cũng là một ví dụ đắt giá cho những người làm phim truyền hình khi họ chưa thể tính tới việc mình đưa lên phim những cảnh quay tiêu cực sẽ ảnh hưởng thế nào đến người xem.

Nếu chẳng may, những cảnh liếm ngực là một hiện thực rất nhỏ trong xã hội nhưng sau khi cảnh quay lên sóng nhiều người biết đến hơn và thừa nhận, chấp nhận đó là cách sống của giới trẻ hiện nay như vậy, rồi ở đâu họ cũng cũng có thể làm việc đó thì xã hội loạn đến mức nào?

Lớp trẻ ngày nay hay thần tượng những nhân vật trong phim nên họ muốn giống thần tượng của mình tất tần tật. Và như một lẽ đương nhiên nếu chẳng may em nhỏ nào đó thần tượng một trong các nhân vật trong phim thì chúng cũng sẽ làm theo thần tượng của mình. Khi đó ảnh hưởng của bộ phim tới giới trẻ sẽ được tính thế nào?

Tôi đồng ý có thể dùng những cảnh quay nhạy cảm để làm tăng tính hấp dẫn cho bộ phim. Đó là cách để thu hút khán giả, nhưng nhạy cảm đến mức nào để hấp dẫn mà phải  phù hợp với truyền thống, nét văn hóa của người Việt?

Hi vọng rằng những bộ phim Việt sắp tới  sẽ được cân nhắc kĩ lưỡng trước khi đưa lên truyền hình nhất là lại phát sóng cho đại bộ phận người Việt và đừng để khán giả mất niềm tin thêm nữa vào những bộ phim truyền hình.

  • Nguyễn Thị Hương (Thanh Xuân, Hà Nội)
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn