Phật dạy hành thiện tích âm đức, vậy âm đức là gì, phụ nữ làm gì để tích đức cho gia đình, chồng con?

08:00, Chủ nhật 11/12/2016

( PHUNUTODAY ) - Âm đức là làm việc tốt mà không để cho người khác biết, hay lặng lẽ đi làm, đây gọi là âm đức....

Từ xưa đến nay, ta thường nghe nói đến những từ như :"âm đức", " âm phúc"... và "hành thiện tích âm đức", vậy chúng ta nên hiểu vấn đề này như thế nào.

Nhiều người chưa hiểu rõ thế nào là "âm", "âm" ở đây không phải âm phủ, hay âm dương. Từ “âm” trong “âm công, âm đức, âm phúc” mang ý nghĩa là ám, tức là thầm lặng, âm thầm, kín đáo, không hiển lộ ra bên ngoài. Điều này có nghĩa rằng, người làm việc thiện phải làm được ở trong thầm lặng, trong kín đáo, trong lặng lẽ, không phô trương.

Âm đức là làm việc tốt mà không để cho người khác biết, hay lặng lẽ đi làm, đây gọi là âm đức. Âm đức thì quả báo dày. Điển hình là những nhà hảo tâm giấu tên, những người hoằng pháp lợi sanh...Những việc làm như chăm sóc người gặp nạn, che chở người bị truy đổi hãm hại, cứu giúp kẻ khó khăn, đóng góp xây cầu, làm đường và các công trình công cộng, vì lợi ích của mọi người mà sẵn sàng xả thân đi làm....đều được xem là những việc làm tích luỹ âm đức.

phat-chi

Người phương Đông quan niệm kẻ tích lũy nhiều âm đức vừa bù đắp được những thất đức của mình cùng các đời trước lỡ tạo ra trong quá khứ, còn lại cho con cháu hưởng thu. Ngôn ngữ dân gian cũng phát biểu nôm na: "Trồng cây đức để con ăn"...

Văn hóa truyền thống luôn cho rằng, hết thảy danh tiếng, tài vận, phúc lộc của một người ở đời này đều là do đời trước đã tích được đức mà sinh ra. Người nào có được loại “âm đức” này, Thượng Thiên sẽ ban thưởng xứng đáng cho người ấy.

“Âm đức” là tinh hoa của văn hóa truyền thống, là thể hiện tâm tín Phật hướng thiện, kính sợ Thần linh, tin vào “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”.

Người xưa có câu: "“Dồn vàng dành cho con cháu, chưa chắc con cháu giữ nổi, dồn sách dành cho con cháu, chưa chắc con cháu đọc nổi, không bằng dồn âm đức trong cõi mờ mịt để làm kế hoạch lâu dài cho con cháu”.

phat-chi.01

Để tích được âm đức, người làm việc thiện dù âm thầm hay thể hiện ra ngoài, muốn biết có tốt hay không cần phải xem xét cái tâm của người ấy, nhưng về cơ bản là hành vi tốt đẹp, đáng được ca ngợi.

Người làm việc thiện mà cầu mong người khác biết đến để khen ngợi hay tôn vinh thì âm đức cũng không tích được.

“Âm đức” là thiêng liêng, cho nên nếu làm việc thiện mà cố ý khoa trương bản thân để được “danh” và “lợi” thì hiệu lực của “âm đức” sẽ tự nhiên mất đi và cũng không tích được “âm công”, cũng không khởi được tác dụng chân chính của hành thiện.

Từ lý luận này, xem ra chỉ có không màng “danh lợi”, lặng lẽ làm việc thiện thì mới thực sự là hành thiện tích đức chân chính.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Thạch Thảo