Quần jean thường có miếng da đằng sau cạp quần: 90% người mặc không biết công dụng

( PHUNUTODAY ) - Quần jean nào cũng miếng da đằng sau cạp quần, nhưng hầu hết người mặc đều chỉ nghĩ đó là đổ để trang trí. Vậy chúng có vai trò gì?

Quần jean nào cũng miếng da đằng sau cạp quần nhưng hầu hết người mặc đều chỉ nghĩ đó là đổ để trang trí. Thực tế, nó tuy bé nhỏ nhưng mang một sứ mệnh cao cả, giúp phân biệt thương hiệu thời trang.

Sự ra đời của quần jean

Levi Strauss là người Do Thái, người Mỹ gốc Đức. Trước cảnh nghèo khó của cả gia đình, ông đã bỏ nhà theo chân những người đào vàng đến San Francisco, Mỹ. Tuy nhiên, ông không có ý định đào vàng và chỉ có ý định nhận sửa chữa và may vá quần áo cho công nhân. Cho tới một ngày, một người thợ đào vàng đã đề nghị ông may một chiếc quần thật bền, thật chắc để đi làm hằng ngày. Levi đã nảy ra một ý tưởng lấy cuộn vải bạt, dày và thô, vốn chỉ để làm buồm hoặc lều ngủ để may quần cho vị khách hàng.

Chiếc quần bò đầu tiên trên thế giới với màu nâu và có dây đeo.

Chiếc quần bò đầu tiên trên thế giới với màu nâu và có dây đeo.

Đó chính là chiếc quần bò đầu tiên trên thế giới với màu nâu và có dây đeo. Vị khách nọ quá sung sướng bởi chiếc quần lao động đơn giản, nhưng chắc chắn, phù hợp với hoạt động luôn phải di chuyển, cọ xát với hầm mỏ, vách đá, …

Cuối cùng, đã có rất nhiều người biết đến loại quần đặc biệt này và ngày càng nhiều người đến đặt hàng ở chỗ ông. Dần dần, Levi Strauss đã cải tiến chiếc quần với vải bông dày, dẹt thô và nhuộm màu xanh.

Tác dụng của một miếng da đằng sau cạp quần jeans

Không có một item nào ẩn chứa nhiều bí mật như quần jeans. Trước kia là câu chuyện về chiếc túi mini ở phía trước và giờ là giai thoại về miếng da được gắn cẩn thận phía sau cạp quần. Phần lớn mọi người sẽ nghĩ rằng miếng da nhỏ được đắp ở cạp sau quần jeans chỉ là một món đồ trang trí, không có tính năng sử dụng gì cả. Nhưng thực tế, nó tuy bé nhỏ nhưng mang một sứ mệnh cao cả và thậm chí còn được đặt tên riêng là Jacron.

Trong lịch sử phát triển quần jeans, từ khi bắt đầu ra đời và dần trở nên phổ biến, người ta cũng đồng thời tạo ra một miếng vải da nhỏ nhắn, trên đó có in/thêu logo nhãn hàng và đắp ngay ngắn ở cạp quần sau. Nó giúp chúng ta nhận diện thương hiệu để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái kém chất lượng.

Levi's có lẽ là thương hiệu tiên phong cho việc điều chế ra Jacron. Ngoài mác quần bên trong thì từ năm 1873, "ông trùm quần jeans" đã bắt đầu có ý tưởng tạo ra những miếng da nhỏ in logo hãng để đắp phía bên ngoài, như một cách bảo vệ thương hiệu của mình và giúp khách hàng tránh mua phải quần fake kém chất lượng. Phát ngôn viên của Levi's cho biết việc tạo ra Jacron sẽ giúp người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm chính hãng bằng cách nhận biết qua logo, biểu tượng hình con ngựa trứ danh hay các thông tin về size quần, điều mà những loại quần nhái thương hiệu khó lòng bắt chước được.

Với sự tiên phong của Levi's, các thương hiệu khác cũng bắt đầu nghiên cứu và tạo ra Jacron cho riêng mình. Đầu năm 2018, American Eagle còn mở AE Studio ở thành phố New York, cho phép khách hàng của họ có thể đến và tạo ra Jacron cho riêng mình.

Bằng sáng chế cho những chiếc đinh tán

Tuy vải bò rất bền và chắc chắn, nhưng những sợi chỉ may mà Levi Strauss sử dụng rất hay bị rách và đứt. Những chiếc quần jean ngày nay sử dụng các tán đinh bằng đồng cố định lại các mép túi, giúp tạo sự chắc chắn hơn. Nhưng đây lại không phải là phát minh của Levi Strauss, mà của của Jacob David, cũng là một thợ may và là một khách hàng thường xuyên của Levi Strauss. Ông là người đã nảy ra ý tưởng dùng đinh mũ tán để đóng vào các mép túi quần và phía dưới của đỉa quần để giữ thắt lưng. Và từ đó, chiếc quần jean không chỉ bền hơn, chắc hơn mà còn có điểm nhấn mang tính thời trang nhờ những chiếc đinh tán.

Jacob David rất muốn đăng kí phát minh đơn giản này mà có giá trị này, nhưng ông thợ may nghèo không có đủ tiền để đóng phí đăng kí bản quyền. Cuối cùng, ông đã đề nghị hợp tác với Levi Strauss nếu ông đồng ý đăng kí bản quyền cho phát minh đóng đinh tán trên quần bò. Trước cơ hội kinh doanh đó, Levi Strauss đồng ý ngay. Và từ đó, hành trình của chiếc quần jean được ưa chuộng nhất thế giới bắt đầu.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn