Thời điểm đủ 5 năm liên tục là gì?
Thời điểm đủ 5 năm liên tục là thời gian mà người tham gia bảo hiểm y tế được hưởng các quyền ưu tiên tương ứng. Lưu ý, thời gian này không phải là thời hạn có giá trị sử dụng của BHYT và chỉ là căn cứ để xác lập các quyền ưu tiên đối với người tham gia BHYT.
Thời điểm đủ 5 năm liên tục được ghi nhận trong thẻ BHYT như thế nào?
Theo Khoản 1 Điều 3 Quyết định 1313/QĐ-BHXH, người tham gia BHYT 5 năm liên tục là người có dòng chữ "Thời điểm đủ 05 năm liên tục: Từ ngày …./…./….." được in phía cuối thẻ BHYT. Mốc thời gian ghi trên thẻ này giúp người tham gia BHYT và cơ sở y tế xác định được thời gian đóng BHYT.
Cách tính thời điểm đóng BHYT đủ 5 năm liên tục
Theo Khoản 5 Điều 12 Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật BHYT, thời gian 5 năm liên tục là thời gian sử dụng ghi trên BHYT lần sau nối tiếp lần trước, trường hợp gián đoạn tối đa không được quá 3 tháng.
Quyền lợi khi tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục
Theo Điểm c, Khoản 1, Điều 22 Luật BHYT sửa đổi bổ sung 2014, người tham gia BHYT sẽ được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi đã đóng BHYT đủ 05 năm liên tục và có "Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm".
Nguyên tắc "cùng chi trả tiền khám chữa bệnh" là BHXH sẽ tiến hành chi trả một phần và người khám chữa bệnh cũng sẽ phải chi trả một phần.
Để được cấp "Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm" người khám chữa bệnh cần phải thỏa mãn 2 điều kiện:
- Đã tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên.
- Có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh đúng tuyến trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (mức lương cơ sở hiện tại là 1.490.000 đồng/tháng).
Lưu ý, kã được cấp "Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm", người tham gia BHYT sẽ không phải tiếp tục áp dụng cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh đến hết năm dương lịch.
Điều kiện hưởng BHYT 5 năm liên tục
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 22 Luật BHYT năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014, người bệnh có thẻ BHYT được hưởng quyền lợi của chế độ BHYT 5 năm liên tục khi có đủ các điều kiện sau:
1. Tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên
Tức là trên thẻ BHYT có dòng chữ: "Thời điểm đủ 05 năm liên tục: Từ …/…/…". Nếu có thời gian gián đoạn thì chỉ được gián đoạn tối đa không quá 03 tháng.
2. Có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở
Từ 1/7/2023, lương cơ sở áp dụng mức 1.800.000 đồng/tháng thì số tiền cùng chi trả phải lớn hơn 6 x 1.800.000 đồng = 10.800.000 đồng.
3. Khám, chữa bệnh đúng tuyến
Theo Điều 6 Thông tư 30/2020/TT-BYT, khám chữa bệnh đúng tuyến gồm các trường hợp sau:
+ Người tham gia BHYT đến khám chữa bệnh được ghi trên thẻ BHYT;
+ Đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại tuyến xã hoặc tuyến huyện đến khám ở các cơ sở cùng tuyến trong cùng tỉnh;
+ Cấp cứu;
+ Người tham gia BHYT được chuyển tuyến;…