Cho gạo vào gốc cây
Ai cũng biết rằng gạo chứa nhiều chất dinh dưỡng như đạm, canxi, sắt,… và là nguồn lương thực chính của con người. Thế nhưng ngoài dùng để ăn bạn có thể dùng gạo để làm phân bón cho cây trồng. Việc bạn cần làm là rắc một ít gạo xung quanh gốc cây là được, sau quá trình lên men, một số chất dinh dưỡng sẽ bị phân hủy và trở thành phân bón cho cây trồng.
Sử dụng nước vo gạo để tưới cây
Khi vo gạo đừng đổ nước vo gạo đi mà tận dụng nước này để tưới cây. Tốt hơn hết bạn nên ủ nước vo gạo qua đêm trước khi sử dụng. Hãy lấy nước vo gạo cho vào chai rỗng, đợi nước lắng thì chắt bớt nước phía trên ra ngoài, giữ lại nước cốt bên dưới, đậy nắp kín rồi để qua đêm.
Việc này giúp các phân tử lớn trong nước vo gạo bị phân hủy sang phân tử nhỏ, giúp cây dễ dàng hấp thụ hơn. Việc này còn tạo ra các loại vi khuẩn có lợi, giúp cải thiện đất và giúp cây chống sâu bệnh. Sau khi thu được nước vo gạo lên men, bạn pha loãng với nước theo tỉ lệ 1;5 rồi tưới cho cây.
Tưới nước đúng cách
Cây kim tiền là loại cây mọng nước nhưng chịu hạn tốt. Vì vậy, lượng nước tưới cho cây không cần quá nhiều chỉ khoảng 2 lần/tuần. Không nên tưới quá nhiều cho cây để tránh trường hợp cây bị úng rễ, thối củ dẫn đến chết cây. Bạn chỉ nên dùng bình xịt lên lá, thân để giữ độ ẩm cho cây hoặc xịt một lượng nhỏ vào phần đất xung quanh gốc cây.
Để cây kim tiền luôn bóng đẹp và xanh mướt bạn nên dùng khăn ướt lau nhẹ nhàng phí trên bề mặt của lá.
Nếu lượng nước tưới quá nhiều khiến cây bị vàng lá hoặc thối, khi đó bạn nên làm theo các bước sau:
+ Ngưng việc tưới nước cho cây.
+ Chuyển cây ra những nơi thông thoáng có ánh nắng mặt trời
+ Cắt tỉa những nhánh cây bị thôi để tránh lây sang những nhánh cây khác.
+ Xới đất trong chậu và kiểm tra độ thoát nước ở đáy chậu cây.
+ Sau khi chậu cây phát triển lại bình thường, thì chúng ta cần quan sát thêm một thời gian nữa trước khi chuyển cây về vị trí cũ để chăm sóc.