Sai lầm chết người khi hạ sốt mà tới 90% người Việt mắc

09:01, Thứ năm 29/09/2016

( PHUNUTODAY ) - Sai lầm chết người khi hạ sốt mà tới 90% người Việt mắc phải cần bỏ ngay lập tức trước khi quá muộn.

Lau nước ấm

Bạn hãy vào phòng kín gió, sau đó cởi bỏ bớt quần áo và ngâm khăn sạch vào nước ấm khoảng 2-3 phút. Sau đó vắt khô và lau người, nhất là các vùng thoát nhiều nhiệt như: nách, lòng bàn tay, bàn chân, bẹn,… Bên cạnh đó, có thể dùng khăn ấm đắp lên trán hoặc sau gáy để hạ nhiệt và thường xuyên thay khăn. Tuyệt đối không được lau hoặc đắp khăn bằng nước lạnh vì sẽ làm thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột.

ha-sot

 

Uống nước có chứa đường

Chúng ta thường có thói quen uống nước ép khi bị sốt, nhất là nước cam. Tuy nhiên bạn không biết rằng lượng đường trong các loại nước này khi vào cơ thể sẽ làm tế bào bạch cầu hoạt động chậm lại, khiến hiệu quả diệt khuẩn bị giảm sút. Do đó khi đang sốt cao, nên hạn chế uống nước có nhiều đường. Thay vào đó hãy uống nước lọc thường xuyên để bù đắp nước do tiết mồ hôi, đồng thời hỗ trợ bạch cầu làm việc tốt hơn. Bạn chỉ nên uống các loại nước ép khi nhiệt độ cơ thể đã ổn định trở lại nhằm tăng cường sức đề kháng.

Thúc hạ sốt nhanh

Sốt là triệu chứng thường gặp ở các trẻ mắc bệnh truyền nhiễm, việc theo dõi và chăm sóc trẻ bị sốt, theo dõi cơn sốt, nhiệt độ đóng vai trò quan trọng. Thế nhưng nhiều ông bố mà mẹ đều có chung tâm lý, cứ khi con bị sốt là phải hạ sốt thật nhanh bằng mọi cách: uống thuốc, đặt thuốc ở hậu môn, dùng thuốc kết hợp, khăn ấm lau người, ngâm con vào bồn nước ấm, dán miếng dán lạnh...

“Thúc hạ sốt nhanh cho trẻ là không nên. Vì khi thân nhiệt xuống quá nhanh, đột ngột lại nguy hiểm cho trẻ, do cơ thể không chịu được sự thay đổi quá nhanh. Vì thế, việc giảm sốt chỉ nên thực hiện từ từ. Thông thường thuốc hạ sốt hiện nay sau 30 phút uống bắt đầu có tác dụng, nhiệt độ giảm dần sau 1-2 giờ”, TS Dũng nói.

ha-sot1

 

Lưu ý: Tuyệt đối không tự ý dùng phối hợp thuốc

Vì dù không kéo thân nhiệt hạ xuống dưới nhiệt độ cơ thể cho phép, nhưng việc hạ nhiệt nhanh khi dùng hai loại thuốc phối hợp rất nguy hiểm, nhất là trên một đứa trẻ bị sốt vì nhiễm trùng. “Chúng tôi không bao giờ khuyến cáo dùng kết hợp để hạ sốt cho trẻ. Bởi những trẻ khi đã uống thuốc hạ sốt đúng liều lượng và chườm ấm mà vẫn tái sốt cao nhanh thì trẻ nên đến viện khám để được xác định nguy cơ”, TS Dũng nói.

Việc chỉ định loại thuốc nào là trên thực tế khám và cha mẹ cần thực hiện đúng đơn thuốc cho trẻ.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Ngọc Lê