Phần màu vàng bên trong cua biển thật sự là gì?
Khi gỡ mai của con cua biển ra, chúng ta thường thấy một lớp nhầy màu vàng và gọi đó là "gạch cua". Nhiều người thích ăn phần này vì nó có hương vị báo ngậy, hấp dẫn nhưng không ai biết phần gạch này thật sự là gì.
Về mặt khoa học, "gạch" chính là nơi chứa các tế bào sinh dục của loài cua biển. Đối với cua đực, đó là hệ thống các tế bào sinh tinh. Ở cua cái, đó là buồng trứng.
Chúng ta sẽ thường thấy gạch cua biển là một lấy nầy mà vàng hoặc phần màu đó cảm (gạch son).
Đa phần, cua có gạch là cua cái. Những con này thường không có nhiều thịt nhưng đổi lại phần gạch nhiều, có thể chiếm gần 2/3 yếm.
Gạch cua chúa nguồn protein cực lớn, giúp tái tạo tế bào, hỗ trợ sự chuyển hóa chất trong cơ thể; giúp nam giới bổ khí, sinh tinh, trợ dương.
Ngoài ra, gạch cua còn chứa nhiều axit béo omega-3 giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh tim mạch và bệnh trầm cảm.
Các chất dinh dưỡng trong gạch cua thường cao hơn một số loại thịt, cá khác.
Gạch cua có chứa cholesterol nhưng ở mức độ thấp, tốt cho sức khỏe.
Lưu ý khi ăn cua biển
Không nên ăn quá nhiều: Thịt cua tình hàn. Những người có tì vị hư tránh ăn quá nhiều dẫn đến lạnh bụng, đầy bụng, đi ngoài.
Chỉ ăn cua chín: Cua sống ở biển thường lấy xác động vật hoặc các chất mùn làm thức ăn do đó cơ thể chứa rất nhiều vi khuẩn, bùn đất. Cách ăn cua an toàn nhất là luộc hoặc hấp chín để tránh đưa vi khuẩn gây bệnh ở cua vào cơ thể và không làm đau bụng, đi ngoài.
Không ăn cua đã chết: Cua chứa nhiều protein, chất béo nên sau khi chết vi khuẩn sinh sôi rất nhanh. Nếu ăn phải cua không còn tươi, người ăn dễ bị buồn nôn, đau bụng, đi ngoài.
Sau khi ăn cua không uống trà: Nước trà có thể làm axit dạ dày loãng ra. Khi vào cơ thể làm cho một số thành phần dinh dưỡng trong thịt cua đông đặc lại, không có lợi cho tiêu hóa. Do đó, sau khi ăn cua khoảng 1 tiếng không nên uống trà.