Chính vì quan điểm xem nhẹ sức khỏe răng miệng và tâm lý “sợ gặp nha sĩ” nên hầu hết các trường hợp đến gặp bác sĩ, nha khoa khi răng đã sâu và gây đau ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Lúc này răng thường đã bị sâu nặng, gây tổn thương đến nướu, phải loại bỏ tủy răng, hoặc phải nhổ mất răng vì đã quá khả năng điều trị, bảo tồn dẫn đến phải mất nhiều thời gian và chi phí điều trị.
Hãy chăm sóc răng miệng đúng cách. |
Để tránh những trường hợp như vậy bạn hãy biết cách chăm sóc răng miệng của mình một cách khoa học, để có được sức khỏe tốt nhất.
Đánh răng trước khi ăn sáng
Nhiều người có thói quen ăn các loại thực phẩm có tính acid như bưởi, nước ép trái cây vào bữa sáng. Acid này có thể làm mềm men răng. Việc đánh răng ngay sau ăn sáng sẽ góp phần gây tổn hại men răng.
Nếu quên chải răng trước khi ăn sáng, hãy đợi sau ăn khoảng một giờ mới chải để đủ thời gian cho nước bọt trung hòa acid. Vào ban đêm, đánh răng nên là điều làm cuối cùng trước khi đi ngủ.
Ăn uống khoa học
Ăn một chế độ ăn uống cân bằng và hạn chế các đồ ăn nhẹ giữa các bữa ăn, các thức ăn chứa nhiềuĠchất đường sau bữa ăn tối hoặc các buổi ăn khuya.
Chải lưỡi
Nhiều người quên rằng chìa khóa quan trọng cho hơi thở thơm mát là làm sạch lưỡi. Lưỡi với môi trường ẩm ướt là nơi lý tưởng cho vi khuẩn trú ngụ, dẫn đến hôi miệng. Có thể làm sạch lưỡi bằng bàn chải đánh răng hoặc một bàn cạo lưỡi đặc biệt.
Ngoài ra, khi bắt đầu có những triệu chứng như: nướu răng bị tổn thương hoặc chảy máu trong khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa, hoặc có hơi thở hôi liên tục, cổ răng bị tê buối kŨi ăn đồ lạnh thì hãy đến ngay nha sĩ của bạn. Bất kỳ những triệu chứng trên đều có thể dẫn đến những bệnh về răng miệng, kiểm tra càng sớm, bạn sẽ điều trị được triệt để và cũng tiết kiệm chi phí.
Ung thu lưỡi: Cái chết cận kề không hẹn trước và điều cần biết (Sức khỏe) - (Phunutoday) - Theo thống kê, những năm gần đây, số bệnh nhân nhập viện điều trị bệnh ung thư tăng lên, nhất là căn bệnh ung thư lưỡi. |