Tăng lương cơ sở cho công chức viên chức thêm 20,8%: Lương hưu, trợ cấp tăng lên bao nhiêu?

21:25, Chủ nhật 16/10/2022

( PHUNUTODAY ) - Đề xuất phương án tăng mức lương cơ sở cho cán bộ công chức, viên chức lên 20,8% tương ứng 1,8 triệu đồng.

Đề xuất phương án tăng mức lương cơ sở cơ sở cho cán bộ công chức, viên chức lên 20,8% tương ứng 1,8 triệu đồng

Theo thông tin mới nhất, tại Hội nghị Trung ương 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng giao Bộ Chính trị chỉ đạo Ban Cán sự Đảng Chính phủ hoàn chỉnh Báo cáo về phương án điều chỉnh tiền lương để trình. Đề xuất phương án tăng mức lương cơ sở cho cán bộ công chức, viên chức lên 20,8% tương ứng 1,8 triệu đồng.

Tại buổi tiếp xúc cử tri tại TP Cần Thơ trước kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV, ngày 13/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cho biết: Việc thực hiện cải cách tiền lương được thực hiện theo Nghị quyết 27 của Trung ương, nhưng do tác động của nhiều yếu tố, nhất là ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên chưa thực hiện được. Tuy nhiên, thời gian qua, chúng ta đã điều chỉnh tiền lương cho người lao động và nâng lương hưu, trợ cấp cho các đối tượng chính sách.

tang-luong-co-so-cho-cong-chuc-vien-chuc-them-20,8- luong-huu-tro-cap-tang-len-bao-nheu_1

Thủ tướng nói thêm, ngày 9/10/2022, tại Hội nghị Trung ương 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng giao Bộ Chính trị chỉ đạo Ban Cán sự Đảng Chính phủ hoàn chỉnh Báo cáo về phương án điều chỉnh tiền lương để trình Quốc hội khóa XV xem xét, quyết định.

Hiện, các cơ quan đang đề xuất phương án theo hướng nâng mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức khu vực công lên 1,8 triệu đồng (hiện nay là 1,49 triệu đồng, tăng khoảng 20,8%), thời gian dự kiến thực hiện từ 1/7/2023. Đồng thời, nâng mức phụ cấp với một số ngành nghề, lĩnh vực cho phù hợp.

Trước đó, tại buổi tiếp xúc cử tri tại Hải Phòng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đề cập về vấn để cải cách tiền lương. Ông cho biết, trong 3 năm gần đây do các nguyên nhân khách quan, nhất là tác động của dịch bệnh Covid-19 khiến cho lộ trình cải cách tiền lương bị chậm lại. Tuy nhiên, đây là vấn đề cấp thiết nên tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội sẽ bàn vấn đề này.

Theo Chủ tịch Quốc hội, trong điều kiện ngân sách chưa thể đáp ứng cải cách căn bản tiền lương được thì nên chăng cũng cần điều chỉnh, tăng lương cơ sở. Mức độ, liều lượng và thời gian điều chỉnh cụ thể như thế nào Quốc hội cũng sẽ bàn kỹ với Chính phủ để báo cáo Trung ương có quyết sách.

Ngoài ra, Chủ tịch QH cũng lưu ý, tại các phiên thảo luận của QH về tình hình kinh tế-xã hội, rất nhiều ý kiến đại biểu QH đề xuất, cùng với việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng tại doanh nghiệp thì cần điều chỉnh tiền lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức vào ngày 1/7 hàng năm. Trước đây, hằng năm vẫn có điều chỉnh tăng lương nhưng 3 năm qua chưa thực hiện được do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19. Trong khi đó, đời sống của cán bộ, công chức, viên chức rất khó khăn. “Năm sau cần tính toán việc này, vì suy cho cùng đó cũng là chi cho đầu tư phát triển, góp phần để kích cầu”, Chủ tịch QH nhấn mạnh.

Tại phiên họp thứ 16 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý trình Quốc hội thảo luận, xem xét, quyết định việc chưa thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW, thực hiện tăng lương cơ sở, phụ cấp ưu đãi nghề lĩnh vực y tế, lương hưu cho đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995, ưu đãi đối với người có công.

Như vậy, dự kiến trong thời gian tới thì tiền lương, mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức có thể sẽ tăng cao.

Sự thay đổi của lương hưu

Mức hưởng lương hưu hàng tháng

Theo nội dung được quy định tại Điều 56, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, tỷ lệ hưởng lương hưu sẽ được quy định theo thời gian đóng BHXH. Trong đó, tỷ lệ hưởng lương hưu thấp nhất là 45% và cao nhất là 75%.

tang-luong-co-so-cho-cong-chuc-vien-chuc-them-20,8- luong-huu-tro-cap-tang-len-bao-nheu_3

Căn cứ theo nội dung được quy định tại Khoản 3 Điều 9 và Khoản 1, 2 Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP có hướng dẫn cụ thể cách tính mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng BHXH dựa trên mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH trong khu vực nhà nước và mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH do người sử dụng lao động đóng quyết định. Vì vậy, mức lương hưu sẽ thay đổi phụ thuộc theo mức lương cơ sở và mức điều chỉnh tiền lương qua các năm tương ứng.

Công thức tính mức hưởng lương hưu:

Mức hưởng lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Sự thay đổi của lương hưu khi lương cơ sở, lương tối thiểu vùng tăng.

** Ảnh hưởng đến mức lương hưu tối thiểu.

Mức tối thiểu đóng BHXH của người lao động (NLĐ) sẽ bằng mức lương tối thiểu vùng. Căn cứ vào Điều 3, Nghị định 90/2019/NĐ-CP mức lương tối thiểu vùng năm 2020 tăng. Mức lương tối thiểu vùng tăng thì mức bình quân tháng đóng BHXH tối thiểu tăng, dẫn đến mức lương hưu tối thiểu cũng sẽ tăng theo.

Mức tăng lương hưu tối thiểu vùng = Tỷ lệ lương hưu x Mức tăng lương tối thiểu vùng.

Mỗi vùng khác nhau thì mức lương bình quân đóng BHXH tối thiểu cũng khác nhau. Đối với những NLĐ thuộc vùng I và II thì mức lương bình quân đóng BHXH tối thiểu cao hơn vùng III vùng IV vì vậy mà mức hưởng lương hưu tối thiểu cũng sẽ cao hơn vùng III và vùng IV.

tang-luong-co-so-cho-cong-chuc-vien-chuc-them-20,8- luong-huu-tro-cap-tang-len-bao-nheu_5

** Ảnh hưởng đến mức lương hưu tối đa.

Mức lương hưu tối đa không quá 20 lần mức lương cơ sở.

Từ 1/1/2020 mức lương cơ sở được áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng. Như vậy, mức lương hưu tối đa cán bộ hưu trí được hưởng không quá 1,49 triệu x 20 = 29,8 triệu/tháng. Mức lương cơ sở tăng thì mức lương hưu tối đa cũng sẽ tăng.

Có thể thấy, mức lương cơ sở và mức lương tối thiểu vùng có ảnh hưởng rất nhiều đến mức lương hưu mà NLĐ được hưởng. Khi mức lương cơ sở tăng, mức lương tối thiểu vùng tăng thì mức lương hưu tối thiểu và mức lương hưu tối đa tăng.

chia sẻ bài viết
Theo:  xevathethao.vn copy link
Tác giả: Vũ Thêm