Người bị tiểu đường, có chỉ số đường huyết cao
Những người có chỉ số đường huyết cao, mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn táo đỏ. Hiệp hội Đái tháo đường Quốc tế (IDF) khuyến cáo, táo đỏ là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhưng nó cũng có chỉ số đường huyết cao. Ăn nhiều táo đỏ có thể làm đường huyết tăng nhanh, làm tăng nguy cơ bị biến chứng đối với người bị tiểu đường.
Người có vấn đề về tiêu hóa
Người có vấn đề về hệ tiêu hóa, đặc biệt là người có bệnh dạ dày hoặc khó tiêu, không nên ăn nhiều táo đỏ. Nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Hoa Kỳ cho thấy, táo đỏ có hàm lượng đường và chất xơ cao nên dễ gây đầy hơi, chướng bụng, nhất là khi ăn nhiều và ăn vào buổi tối. Vì vậy, ăn táo đỏ có thể làm các vấn đề khó tiêu hoặc khó chịu ở dạ dày tăng thêm.
Người bị sốt, cảm lạnh
Theo Đông y, táo đỏ là thực phẩm có tính ấm. Khi ăn táo đỏ, nó có thể làm tăng nhiệt cơ thể, giúp làm ấm tỳ vị, tăng cường lưu thông khí huyết. Tuy nhiên, người bị cảm lạnh, sốt không nên ăn vì nó có thể làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Khi cơ thể đang gặp tình trạng nhiễm trùng, nhiệt độ cơ thể tăng, tốt nhất không nên ăn táo đỏ để tránh tăng thêm áp lực cho cơ thể. Hãy ưu tiên sử dụng các thực phẩm có tính mát, giúp giải nhiệt, hỗ trợ quá trình hạt sốt, hồi phục.
Phụ nữ mang thai
Táo đỏ có chứa nhiều thành phần có thể phản ứng với thuốc hoặc gây ra phản ứng không mong muốn đối với một số người. Táo đỏ tính ấm, sử dụng nhiều sẽ gây nóng, gây táo bón. Do đó, đây không phải là món phù hợp với mẹ bầu, đối tượng thường gặp các vấn đề về tiêu hóa, dễ bị táo bón.
Một số nghiên cứu cho thấy táo đỏ có thể làm giảm huyết áp. Vì vậy, thai phụ có huyết áp thấp cần thận trọng khi sử dụng. Để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, bà bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng táo đỏ hằng ngày.
Người đang sử dụng thuốc
Táo đỏ có thể xem là đồ ăn vặt lành tính, gần như không có tác hại đối với cơ thể. Tuy nhiên, tốt nhất không nên sử dụng táo đỏ khi đang uống các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc chứa các chất ức chế hấp thu serotonin-norepinephrine (SSNRI), một số thuốc chống co giật (phenobarbitone, carbamazepine, phenytoin)...