’Tay đấm’ Mỹ - Trung - Ấn trên vũ đài biển Đông

09:43, Thứ ba 25/12/2012

( PHUNUTODAY ) - Ấn cũng khiến Trung Quốc phải dè chừng khi muốn biến biển Đông thành ao nhà.

Các hoạt động thể hiện sức mạnh của Trung Quốc trên biển Đông khiến Ấn Độ - quốc gia mới trỗi dậy và Mỹ lo ngại. Ngược lại, sự hợp tác chặt chẽ của Mỹ - Ấn cũng khiến Trung Quốc phải dè chừng khi muốn biến biển Đông thành ao nhà.

 

In hộ chiếu đường lưỡi bò, cho phép cảnh sát tiếp cận và kiểm tra các tàu nước ngoài tại biển Đông; lập đôn trú trái phép... Hàng loạt hành động làm
In hộ chiếu đường lưỡi bò, cho phép cảnh sát tiếp cận và kiểm tra các tàu nước ngoài tại biển Đông; lập đôn trú trái phép... Hàng loạt hành động làm "dậy sóng" biển Đông thời quan qua của Trung Quốc làm thổi bùng căng thẳng ngoại giao mới với các nước có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông.

 

Để thực hiện những việc làm phi pháp trên Trung Quốc liên tục củng cố lực lượng ở khu vực này. So với các nước ở Châu Á, Trung Quốc là nước   dẫn đầu với ngân sách quốc phòng tăng gấp 4 lần kể từ năm 2000. Các chuyên gia cho rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu   đã thúc đẩy chi tiêu quốc phòng tăng vọt, và Bắc Kinh tìm kiếm sự ảnh hưởng bên ngoài lãnh thổ của mình để bảo vệ việc khai thác tài nguyên cũng   như các lợi ích trên biển. Theo đó, Tổng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc tăng từ 22,5 tỷ USD lên đến 89,9 tỷ USD trong vòng 11 năm từ   năm 2000 đến 2011. (Đội bay nhào lộn Bayi của Không quân Trung Quốc.)
Để thực hiện những việc làm phi pháp trên Trung Quốc liên tục củng cố lực lượng ở khu vực này. So với các nước ở Châu Á, Trung Quốc là nước dẫn đầu với ngân sách quốc phòng tăng gấp 4 lần kể từ năm 2000. Các chuyên gia cho rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu đã thúc đẩy chi tiêu quốc phòng tăng vọt, và Bắc Kinh tìm kiếm sự ảnh hưởng bên ngoài lãnh thổ của mình để bảo vệ việc khai thác tài nguyên cũng như các lợi ích trên biển. Theo đó, Tổng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc tăng từ 22,5 tỷ USD lên đến 89,9 tỷ USD trong vòng 11 năm từ năm 2000 đến 2011. (Đội bay nhào lộn Bayi của Không quân Trung Quốc.)

 

Khi đã đủ mạnh về kinh tế và quốc phòng, Trung Quốc liên tục gây hấn với các nước láng giềng với ý đồ độc chiếm biển Đông. Với Việt Nam, mặc dù Trung Quốc vẫn cam kết là giải quyết bất đồng một cách hòa bình về vấn đề biển Đông trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, thế nhưng từ đầu năm nay  nước này liên tục gây hấn bằng những hành động phi pháp. Đầu tiên phải kể đến việc Quân ủy Trung ương Trung Quốc tự ý lập “Cơ quan chỉ huy quân sự” của cái gọi là “thành phố Tam Sa” đặt căn cứ trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Khi đã đủ mạnh về kinh tế và quốc phòng, Trung Quốc liên tục gây hấn với các nước láng giềng với ý đồ độc chiếm biển Đông. Với Việt Nam, mặc dù Trung Quốc vẫn cam kết là giải quyết bất đồng một cách hòa bình về vấn đề biển Đông trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, thế nhưng từ đầu năm nay nước này liên tục gây hấn bằng những hành động phi pháp. Đầu tiên phải kể đến việc Quân ủy Trung ương Trung Quốc tự ý lập “Cơ quan chỉ huy quân sự” của cái gọi là “thành phố Tam Sa” đặt căn cứ trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

 

Trung Quốc xua hàng nghìn tàu cá ra biển Đông, chưa kể tàu cá nước này còn làm đứt cáp tàu khảo sát địa chấn của Việt Nam.
Trung Quốc xua hàng nghìn tàu cá ra biển Đông, chưa kể tàu cá nước này còn làm đứt cáp tàu khảo sát địa chấn của Việt Nam.

 

Tiếp đến, từ đầu năm nay, Trung Quốc đã ngấm ngầm in bản đồ có yêu sách “đường lưỡi bò” ở biển Đông lên cuốn hộ chiếu mới. Yêu sách   “Đường lưỡi bò” của Trung Quốc đòi chủ quyền với hầu hết biển Đông, bị tất cả các nước liên quan phản đối. Việt Nam và các nước như   Philippines, Indonesia, Ấn Độ và Mỹ đã khẳng định không chấp nhận hành động này của Trung Quốc và tẩy chay hộ chiếu “đường lưỡi bò”.
Tiếp đến, từ đầu năm nay, Trung Quốc đã ngấm ngầm in bản đồ có yêu sách “đường lưỡi bò” ở biển Đông lên cuốn hộ chiếu mới. Yêu sách “Đường lưỡi bò” của Trung Quốc đòi chủ quyền với hầu hết biển Đông, bị tất cả các nước liên quan phản đối. Việt Nam và các nước như Philippines, Indonesia, Ấn Độ và Mỹ đã khẳng định không chấp nhận hành động này của Trung Quốc và tẩy chay hộ chiếu “đường lưỡi bò”.

 

Với Philippines, Trung Quốc đưa tàu tuần tra và tàu đánh cá quay lại khu vực Scarborough/Hoàng Nham, quản lý và cảnh giới ở đây. Nhằm hợp thức hóa chủ quyền của mình ở đây, kể từ sau căng thẳng Scarborough/Hoàng Nham bùng phát hôm 10/4/2012, giới truyền thông Trung Quốc liên tiếp cho đăng tải các bài phân tích, bình luận để khẳng định cái gọi là “chủ quyền” đối với biển Đông.
Với Philippines, Trung Quốc đưa tàu tuần tra và tàu đánh cá quay lại khu vực Scarborough/Hoàng Nham, quản lý và cảnh giới ở đây. Nhằm hợp thức hóa chủ quyền của mình ở đây, kể từ sau căng thẳng Scarborough/Hoàng Nham bùng phát hôm 10/4/2012, giới truyền thông Trung Quốc liên tiếp cho đăng tải các bài phân tích, bình luận để khẳng định cái gọi là “chủ quyền” đối với biển Đông.

 

Với Indonesia mặc dù không phải là quốc gia có sự tranh chấp với Trung Quốc trên biển Đông, thế nhưng lâu nay Indonesia đóng vai trò trung gian hòa giải giữa Trung Quốc và ASEAN cũng phải lên tiếng phản đối hành động ngông cuồng của TQ khi nước này in hộ chiếu có bản đồ “lưỡi bò”.
Với Indonesia mặc dù không phải là quốc gia có sự tranh chấp với Trung Quốc trên biển Đông, thế nhưng lâu nay Indonesia đóng vai trò trung gian hòa giải giữa Trung Quốc và ASEAN cũng phải lên tiếng phản đối hành động ngông cuồng của TQ khi nước này in hộ chiếu có bản đồ “lưỡi bò”.

 

Trước hàng loạt những động thái làm căng thẳng của Trung Quốc ở khu vực này mà Mỹ cho rằng Trung Quốc đang trỗi dậy và muốn thâu tóm toàn   bộ quyền lợi ở đây. Ngay lập tức vào tháng 6/2012 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã lần đầu tiên công bố chi tiết chiến lược quân sự mới   của quốc gia này tại châu Á-Thái Bình Dương. Đồng thời Mỹ cũng tích cực trong việc chuyển vũ khí quân sự, liên kết hợp tác, tập trận với các nước   trong khu vực này.
Trước hàng loạt những động thái làm căng thẳng của Trung Quốc ở khu vực này mà Mỹ cho rằng Trung Quốc đang trỗi dậy và muốn thâu tóm toàn bộ quyền lợi ở đây. Ngay lập tức vào tháng 6/2012 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã lần đầu tiên công bố chi tiết chiến lược quân sự mới của quốc gia này tại châu Á-Thái Bình Dương. Đồng thời Mỹ cũng tích cực trong việc chuyển vũ khí quân sự, liên kết hợp tác, tập trận với các nước trong khu vực này.

 

Cùng với Mỹ, Ấn Độ bắt đầu triển khai các chiến lược, kế hoạch sẵn sàng bảo vệ an ninh hàng hải ở Biển Đông mà theo Ấn Độ và các nước   ASEAN lo ngại trước việc Trung Quốc ngày càng tích cực mở rộng bành trướng vào lĩnh vực lợi ích quốc gia của họ. Và trong Hội nghị thượng đỉnh   Ấn Độ -ASEAN được tổ chức tại New Delhi  Ấn Độ  đưa ra thuật ngữ chính trị mới “Indo-Thái Bình Dương” (Indo-Pacific) nhằm nhấn mạnh  sự   quan tâm ngày càng tăng của Ấn Độ đối với khu vực này.
Cùng với Mỹ, Ấn Độ bắt đầu triển khai các chiến lược, kế hoạch sẵn sàng bảo vệ an ninh hàng hải ở Biển Đông mà theo Ấn Độ và các nước ASEAN lo ngại trước việc Trung Quốc ngày càng tích cực mở rộng bành trướng vào lĩnh vực lợi ích quốc gia của họ. Và trong Hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ -ASEAN được tổ chức tại New Delhi Ấn Độ đưa ra thuật ngữ chính trị mới “Indo-Thái Bình Dương” (Indo-Pacific) nhằm nhấn mạnh sự quan tâm ngày càng tăng của Ấn Độ đối với khu vực này.

 

Bên cạnh đó, bản thân các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên biển Đông cũng đồng loạt lên án tham vọng lãnh thổ của nước này, đặc biệt sau khi báo chí Trung Quốc loan tin cảnh sát Trung Quốc có quyền lên tàu, chặn bắt các tàu xâm nhập trái phép vào vùng Biển Đông từ ngày 1/1/2013, hay in hộ chiếu đường lưỡi bò phi pháp. (Người Philippines biểu tình phản đối hộ chiếu đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Manila hôm 29/11)
Bên cạnh đó, bản thân các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên biển Đông cũng đồng loạt lên án tham vọng lãnh thổ của nước này, đặc biệt sau khi báo chí Trung Quốc loan tin cảnh sát Trung Quốc có quyền lên tàu, chặn bắt các tàu xâm nhập trái phép vào vùng Biển Đông từ ngày 1/1/2013, hay in hộ chiếu đường lưỡi bò phi pháp. (Người Philippines biểu tình phản đối hộ chiếu đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Manila hôm 29/11)

 

Trước sự phản đối ra mặt từ Mỹ, Ấn Độ cũng như cộng đồng khu vực và quốc tế về âm mưu muốn bành trướng biển Đông của Trung Quốc, Trung Quốc đã thay đổi chiến thuật, trở nên dịu giọng hơn, đồng thời tìm cách lấy lòng một số nước. Từ đầu năm 2012, lãnh đạo Trung Quốc liên tục thăm Campuchia kèm theo những
Trước sự phản đối ra mặt từ Mỹ, Ấn Độ cũng như cộng đồng khu vực và quốc tế về âm mưu muốn bành trướng biển Đông của Trung Quốc, Trung Quốc đã thay đổi chiến thuật, trở nên dịu giọng hơn, đồng thời tìm cách lấy lòng một số nước. Từ đầu năm 2012, lãnh đạo Trung Quốc liên tục thăm Campuchia kèm theo những "món quà" ý nghĩa. Vào thời điểm này, Campuchia đang giữ chức chủ tịch luân phiên ASEAN. Vào cuối tháng 2, Trung Quốc trợ giúp Campuchia trang thiết bị trị giá 430.000 USD để tổ chức Hội nghị cấp cao ASEAN mà Campuchia là nước chủ nhà.

 

Tháng 3/2012, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thăm Campuchia với cam kết ủng hộ Campuchia trở thành ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Tháng 5/2012, Trung Quốc tuyên bố giúp Campuchia 20 triệu USD để củng cố quốc phòng ngay trước thềm Hội nghị bộ trưởng quốc phòng ASEAN tại Phnom Penh chỉ vài ngày. Tháng 7/2012, Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì cũng có cuộc gặp trước với Thủ tướng Campuchia Hun Sen trước khi diễn ra Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN và Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) ( Campuchia sẽ tiếp nhận 12 trực thăng quân sự Z-9 của TQ)
Tháng 3/2012, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thăm Campuchia với cam kết ủng hộ Campuchia trở thành ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Tháng 5/2012, Trung Quốc tuyên bố giúp Campuchia 20 triệu USD để củng cố quốc phòng ngay trước thềm Hội nghị bộ trưởng quốc phòng ASEAN tại Phnom Penh chỉ vài ngày. Tháng 7/2012, Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì cũng có cuộc gặp trước với Thủ tướng Campuchia Hun Sen trước khi diễn ra Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN và Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) ( Campuchia sẽ tiếp nhận 12 trực thăng quân sự Z-9 của TQ)

 

Nhiều nhà phân tích ở Campuchia nói rằng việc Trung Quốc chủ động giúp Campuchia càng làm dấy lên lo ngại gần đây về tính trung lập của Campuchia khi đề cập đến nhiều vấn đề nhạy cảm, trong đó có vấn đề biển Đông vốn là nơi đang có tranh chấp giữa Trung Quốc và nhiều nước ASEAN. Việc Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN không ra được tuyên bố chung xem như đã rõ.
Nhiều nhà phân tích ở Campuchia nói rằng việc Trung Quốc chủ động giúp Campuchia càng làm dấy lên lo ngại gần đây về tính trung lập của Campuchia khi đề cập đến nhiều vấn đề nhạy cảm, trong đó có vấn đề biển Đông vốn là nơi đang có tranh chấp giữa Trung Quốc và nhiều nước ASEAN. Việc Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN không ra được tuyên bố chung xem như đã rõ.

 

Tháng 9/2012, ông Tập Cận Bình (khi đó là Phó Chủ tịch Trung Quốc) phát biểu rằng Bắc Kinh chỉ muốn có quan hệ tốt với các nước Đông Nam Á; Bắc Kinh vẫn theo đuổi chính sách “mở rộng quan hệ hợp tác, láng giềng hữu nghị” với các nước ASEAN. Ông Tập Cận Bình còn khẳng định thịnh vượng của Trung Quốc chỉ có thể được bảo đảm bởi các mối quan hệ tốt với những nước láng giềng.
Tháng 9/2012, ông Tập Cận Bình (khi đó là Phó Chủ tịch Trung Quốc) phát biểu rằng Bắc Kinh chỉ muốn có quan hệ tốt với các nước Đông Nam Á; Bắc Kinh vẫn theo đuổi chính sách “mở rộng quan hệ hợp tác, láng giềng hữu nghị” với các nước ASEAN. Ông Tập Cận Bình còn khẳng định thịnh vượng của Trung Quốc chỉ có thể được bảo đảm bởi các mối quan hệ tốt với những nước láng giềng.

 

Lại thêm một thay đổi từ phía Trung Quốc, sau khi Mỹ tuyên bố chuyển hướng tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Trung Quốc liên tục tổ chức các cuộc tập trận với các quy mô khác nhau nhằm phô trương sức mạnh của mình. Gây chú ý nhiều nhất là sự kiện máy bay tiêm kích J-15 của Trung Quốc được cho là đã cất và hạ cánh thành công từ tàu sân bay Liêu Ninh.
Lại thêm một thay đổi từ phía Trung Quốc, sau khi Mỹ tuyên bố chuyển hướng tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Trung Quốc liên tục tổ chức các cuộc tập trận với các quy mô khác nhau nhằm phô trương sức mạnh của mình. Gây chú ý nhiều nhất là sự kiện máy bay tiêm kích J-15 của Trung Quốc được cho là đã cất và hạ cánh thành công từ tàu sân bay Liêu Ninh.

 

 

Trong bối cảnh Mỹ khởi động chiến dịch nhằm khẳng định vai trò của nước này ở châu Á - Thái Bình Dương, lãnh đạo Trung Quốc đã yêu cầu hải quân nước này đẩy mạnh hiện đại hoá và chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu để đóng góp nhiều hơn nữa nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và hòa bình thế giới.
Trong bối cảnh Mỹ khởi động chiến dịch nhằm khẳng định vai trò của nước này ở châu Á - Thái Bình Dương, lãnh đạo Trung Quốc đã yêu cầu hải quân nước này đẩy mạnh hiện đại hoá và chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu để đóng góp nhiều hơn nữa nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và hòa bình thế giới.

 

Theo Chủ tịch Học viện Những vấn đề Địa chính trị của Nga, ông Leonid Ivashov, Trung Quốc sẵn sàng thách thức cả Mỹ và những nước khác, kể cả đồng minh của họ. Hiện thời chính sách của họ được giới hạn trong việc thử nghiệm sức mạnh. Trung Quốc đang thực hiện “mềm nắn, rắn buông”, chính sách này xưa nay không phải là điều mới với Trung Quốc, đặc biệt trong những vấn đề nhạy cảm liên quan đến tranh chấp chủ quyền và những thứ mà Bắc Kinh cho là “lợi ích cốt lõi” trên con đường muốn trở thành một nước lớn trong khu vực và thế giới. (Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.)
Theo Chủ tịch Học viện Những vấn đề Địa chính trị của Nga, ông Leonid Ivashov, Trung Quốc sẵn sàng thách thức cả Mỹ và những nước khác, kể cả đồng minh của họ. Hiện thời chính sách của họ được giới hạn trong việc thử nghiệm sức mạnh. Trung Quốc đang thực hiện “mềm nắn, rắn buông”, chính sách này xưa nay không phải là điều mới với Trung Quốc, đặc biệt trong những vấn đề nhạy cảm liên quan đến tranh chấp chủ quyền và những thứ mà Bắc Kinh cho là “lợi ích cốt lõi” trên con đường muốn trở thành một nước lớn trong khu vực và thế giới. (Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.)

 

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc