Tết Đoan Ngọ: Cúng gia tiên và những điều cần đặc biệt chú ý

09:37, Thứ ba 30/05/2017

( PHUNUTODAY ) - Ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ còn được dân gian gọi là bằng cái tên dân dã hơn là Tết gi.ết sâu bọ. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống có nội hàm văn hóa phong phú.

Truyền thuyết Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam

Vào một ngày sau vụ mùa, nông dân đang ăn mừng vì trúng mùa, nhưng sâu bọ năm ấy kéo dày, ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch.

Người dân đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân. Ông chỉ dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng đơn giản gồm có bánh gio, trái cây, sau đó ra trước nhà mình mà vận động thể dục.

Nhân dân làm theo, chỉ một lúc sau đó, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượt. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng. Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất.

tet-doan-ngo phunutoday

 Mâm cúng Tết Đoan ngọ của người Việt thường có hoa quả, bánh tro, rượu nếp để diệt sâu bọ.

Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày "Tết diệt sâu bọ", có người gọi là "Tết Đoan Ngọ", vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

Mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ

Mâm lễ cúng gia tiên ngày Tết Đoan Ngọ gồm:

- Hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp.

- Các loại hoa quả gồm các loại quả mùa hè như mận, hồng xiêm, dưa hấu, vải, chuối...Tuy nhiên mận và vải là hai loại quả không thể thiếu trong mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ.

- Xôi, chè, bánh ú tro (còn gọi là bánh tro hay bánh gio).

Theo nghệ nhân ẩm thực ưu tú Phạm Thị Ánh Tuyết, trong mâm cúng tết Đoan Ngọ của người Hà Nội xưa thường có thêm bánh trôi, bánh chay.

Cúng Tết Đoan ngọ phải cúng vào giờ Ngọ

Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 1 giờ chiều, và ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọ lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng với ngày hạ chí.

Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương. Theo triết lý y học Đông phương thì hỏa khí (thuộc dương) của trời đất và trong cơ thể của con người trong ngày Đoan ngọ đều lên đến tột bậc.

Ở Việt Nam, gọi ngày Tết Đoan Ngọ là Tết chiết sâu bọ, là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng.

Ngày “Tết giết sâu bọ”, dân gian Việt Nam thường cúng vào sáng sớm. Tuy nhiên, thực chất tiết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (giữa trưa) ngày 5/5 âm lịch. Vì là đoan ngọ nên lễ cúng gia tiên phải cúng vào giờ ngọ (buổi trưa).

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link