Thợ điện lành nghề nhắc: Lắp cục nóng điều hòa mắc 5 lỗi này bảo sao mất cả triệu tiền điện

( PHUNUTODAY ) - Trong một số trường hợp, cục nóng điều hòa có thể hỏng sau vài ngày sử dụng hoặc tiền điện sẽ tăng vùn vụt nếu như mắc sai lầm trong khi lắp đặt.

Lắp đặt cục nóng ngoài trời mà không có biện pháp che chắn

Điều hòa không khí có 2 bộ phận được gọi là dàn nóng (cục nóng) và dàn lạnh (cục lạnh). Bên trong dàn lạnh có chứa một hệ thống ống tuần hoàn với dàn nóng để làm bay hơi một loại chất lỏng dễ bay hơi gọi là gas lạnh.

Khi chất lỏng này bay hơi trong dàn lạnh ở nhiệt độ thấp sẽ giúp thu nhiệt của không khí trong phòng. Nhờ vậy mà khí nóng ở trong phòng sẽ bị biến mất thay vào đó là hơi lạnh giúp nhiệt độ phòng giảm thấp.

Hơi do gas lạnh bay hơi tạo thành sẽ theo đường ống tới cửa hút của máy nén và được nén lên áp suất cao cùng nhiệt độ cao, sau đó tới dàn nóng. Hơi nén trong dàn nóng có nhiệt độ cao nên dễ truyền nhiệt cho không khí bên ngoài.

Empty

Lúc này hơi nóng sẽ được quạt ở dàn nóng thổi ra môi trường bên ngoài, còn bản thân hơi nóng bên trong dàn bị mất nhiệt sẽ ngưng tụ thành chất lỏng chảy qua đường ống mao dẫn để hạ áp suất và nhiệt độ chất lỏng xuống thấp rồi đi vào dàn lạnh lắp bên trong phòng.

Hiểu nôm na là trong quá trình hoạt động, cục lạnh sẽ thổi ra khí lạnh làm mát phòng, còn cục nóng thổi khí nóng được hút từ trong phòng ra bên ngoài.

Với nguyên tắc trên, dàn nóng của điều hòa bắt buộc phải lắp đặt ở bên ngoài phòng để làm nhiệm vụ đẩy khí nóng ra ngoài. Và khi lắp đặt điều hòa, do yêu cầu kỹ thuật, hầu hết các gia đình đều chọn lắp cục nóng ở ngoài trời.

Lắp cục nóng nơi nhiều gió bụi

Không nên lắp đặt dàn nóng điều hòa ở khu vực nhiều khói bụi. Khói bụi bám vào sẽ khiến bạn phải vệ sinh máy nhiều lần và hoạt động của điều hòa bị ảnh hưởng nhiều hơn. Các dàn nóng không nên lắp đặt gần nhau, như vậy nhiệt độ sẽ cao hơn nhiều.

Không để cục nóng máy lạnh bị “đối gió”

Khi cục nóng đặt ở vị trí có hướng gió thổi trực tiếp vào bề mặt thoát nhiệt của máy sẽ xuất hiện hiện tượng “đối gió”.

Nhiệt từ máy thoát ra bị gió tự nhiên thổi ngược trở vào máy, khiến cho máy không giải nhiệt được và gây ra hiện tượng quá nhiệt, khiến nhiệt độ trong phòng không hạ xuống được và máy thường xuyên bị tắt bất thường.

Không lắp ở nơi nhiều cây xanh

Ngoài ra, cần tránh lắp cục nóng điều hòa ở những nơi có nhiều cây cối. Bởi cây sẽ rụng rất nhiều lá xuống làm ảnh hưởng tới hoạt động của dàn nóng, có thể gây ra tiếng kêu. Đặc biệt bạn sẽ phải vệ sinh điều hòa nhiều hơn nếu lắp ở đây.

Empty

Lắp cả cục nóng lẫn cục lạnh chung một phòng

Chuyện này nghe có vẻ hài hước nhưng mới đây, trên facebook có người chia sẻ hình ảnh cả cục nóng và cục lạnh máy điều hòa đều được lắp chung trong phòng với thắc mắc "sao mở điều hòa rồi mà phòng vẫn không thấy mát". Nhiều ý kiến bình luận, chính cách lắp để cục nóng, cục lạnh chung một phòng là nguyên nhân khiến điều hòa chạy cả ngày phòng cũng không thể mát.

Theo tư vấn của một trung tâm điện máy ở Hà Nội, điều hòa không khí có 2 bộ phận được gọi là cục nóng và cục lạnh. Bên trong cục lạnh chứa một hệ thống ống tuần hoàn với cục nóng để làm bay hơi một loại chất lỏng gọi là gas lạnh. Hiểu nôm na là trong quá trình hoạt động, cục lạnh sẽ thổi ra khí lạnh làm mát phòng, còn cục nóng thổi khí nóng được hút từ trong phòng ra bên ngoài.

Như vậy, cục nóng của điều hòa bắt buộc phải lắp ở ngoài phòng để làm nhiệm vụ đẩy khí nóng ra ngoài, còn cục lạnh phải lắp ở trong phòng để thổi ra khí mát làm mát phòng. Trong trường hợp cố tình lắp cả cục nóng và cục lạnh cùng một phòng sẽ dẫn đến hiện tượng khi mới mở điều hòa, nơi có cục lạnh sẽ mát, còn nơi có cục nóng sẽ thổi ra khí nóng.

Tuy nhiên, chỉ cần bật điều hòa nửa tiếng, cả căn phòng sẽ nóng hầm hập. Bởi, lúc này hơi lạnh ở cục lạnh sẽ không đủ để trung hòa phòng nữa vì hơi nóng ở cục nóng thổi ra có nhiệt độ rất lớn, cộng với quạt của cục nóng có lưu lượng luân chuyển không khí lớn nên sẽ nhanh chóng làm nóng cả căn phòng.

Khi đó, điều hòa phải "gồng mình" hoạt động hết công suất. Hậu quả, tiền điện sẽ tăng vùn vụt, đồng thời chiếc máy sẽ hỏng ngay sau vài ngày sử dụng do phải làm việc quá sức. Việc lắp đặt cả cục nóng và cục lạnh trong cùng một phòng là trường hợp hy hữu. Tuy nhiên, nếu không muốn máy điều hòa nhanh hỏng thì nên chú ý để tránh mắc phải sai lầm này khi lắp đặt.

Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link