Thời điểm tuyệt đối không nên tắm cho bé mẹ nên biết

19:00, Chủ nhật 02/07/2017

( PHUNUTODAY ) - Tưởng chừng như chỉ là việc vệ sinh đơn giản nhưng tắm cho trẻ thời điểm này chính là đang hại con bạn.

tam-cho-tre

 

Dưới đây là các thời điểm mà mẹ tuyệt đối không nên tắm cho bé:

Sau khi tiêm phòng

Sau khi tiêm chủng, vết tiêm của bé thường là vết thương hở, nếu tắm, vết thương có thể bị viêm thậm chí nhiễm trùng.

Chú ý: Sau khi tiêm phòng cho con, mẹ nên đợi ít nhất 24 tiếng rồi mới tắm cho con.

Khi bé bị bỏng mà vết thương chưa lành

Nếu em bé vô tình bị bỏng, mẹ nên nhớ rằng khi vết thương của con chưa kịp hồi phục thì mẹ không nên tắm cho con như bình thường. Khi vết bỏng trên người bé còn là vết thương hở, tắm sớm có thể khiến vết thương lan rộng ra hoặc viêm nhiễm.
Chú ý: Nếu bạn muốn tắm cho bé, nên đợi cho đến khi vùng da bị bỏng đã khô, không có mủ.

Sau khi cho bé bú

Các bà mẹ thường lo lắng rằng nếu bé đói sẽ không thể đùa nghịch khi tắm, không thích tắm vì vậy nhiều mẹ thường cho con bú trước khi bế con đi tắm.

Như bạn đã biết, chức năng tiêu hóa của các bé chưa hoàn thiện. Vì vậy nếu bạn cho bé bú, bé cũng phải mất một thời gian để tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.

Chú ý: Nếu mẹ muốn tắm cho con và giúp con cảm thấy thích thú khi tắm thì mẹ nên cho con bú 1-2 tiếng trước khi tắm.

Tắm khi bé đói

Khi bé đói, lượng đường trong máu của bé lúc này đang bị hạ thấp. Ngay cả người lớn tắm vào lúc này cũng không có đủ năng lượng tiêu hai cần thiết cho cơ thể, có thể dẫn đến chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu, thậm chí là đột quỵ.

tam-cho-tre-1

 

Các bước tắm cho trẻ

Người lớn có thể dùng những chậu tắm chuyên dụng dành riêng cho bé để dễ dàng tắm được cho con. Khi tắm cho trẻ, nên dùng tay trái đỡ đầu trẻ để cố định đầu và giúp trẻ cảm thấy an toàn.

– Rửa mặt cho trẻ sơ sinh: Tay phải dùng khăn thấm nước ấm, vắt khô, lau mặt, lau tai, lau cổ cho bé. Phần mắt của trẻ là bộ phận nhạy cảm nhất trên khuôn mặt nên cần phải được ưu tiên rửa trước tiên sau đó mới lau phần sống mũi và hai bên má.

– Gội đầu cho bé: Dùng ngón tay cái và ngón tay giữa của bàn tay trái bịt hai lỗ tai bé. Tay phải dội nước rồi dùng dầu gội đầu xoa lên đầu bé. Sau đó, gội sạch đầu bằng nước ấm của chậu nước thứ nhất rồi lau khô tóc.

– Tắm toàn thân bé: Cởi áo và tã lót cho bé, xoa xà phòng hoặc dầu tắm lên người bé.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link