Thớt mốc phơi nắng hay chần nước sôi tốt hơn? Làm đúng điều này để khử trùng thớt

21:42, Thứ sáu 23/08/2024

( PHUNUTODAY ) - Đối với thớt mốc, bạn cần tiến hành các bước làm sạch kịp thời để đảm bảo vệ sinh.

Thớt là đồ dùng nhà bếp được dùng hằng ngày. Khi sử dụng thớt, nhiều gia đình gặp tình trạng thớt bị mốc. Nguyên nhân có thể do môi trường ẩm ướt và cặn thức ăn còn bám trên bề mặt thớt trở thành điều kiện để nấm mốc phát triển.

Ngay khi thấy thớt bị mốc, bạn cần tiến hành các biện pháp vệ sinh, làm sạch kịp thời.

Đối với thớt mốc, nên sử đem phơi nắng hay chần qua nước sôi để diệt khuẩn, loại bỏ nấm mốc?

Thớt mốc phơi nắng hay chần nước sôi tốt hơn?

- Phơi thớt dưới nắng

Phơi nắng là cách khử trùng thớt tự nhiên. Trong ánh nắng mặt trời có các tia bức xạ cực tím mạnh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, khử trùng. Ngoài ra, việc phơi nắng có thể giúp làm giảm độ ẩm của thớt từ đó ngăn chặn nấm mốc phát triển.

Làm sạch thớt đúng cách giúp ngăn chặn nấm mốc và vi khuẩn phát triển.

Làm sạch thớt đúng cách giúp ngăn chặn nấm mốc và vi khuẩn phát triển.

- Chần nước sôi

Nước sôi ở nhiệt độ cao có tác dụng diệt khuẩn, diệt nấm mốc, loại bỏ mùi hôi của thớt. Bạn có thể áp dụng cách này bất cứ lúc nào cần thiết. Chỉ cần đun sôi một ấm nước và trực tiếp đổ lên bề mặt thớt là được.

Nước sôi hầu như phù hợp với tất cả các loại thớt.

Như vậy, đem thớt đi phơi nắng hay chần nước sôi đều có ưu điểm riệng. Bạn có thể tùy chọn phương án phù hợp để làm sạch thớt mốc. Có thể kết hợp cả hai cách. Việc chần nước sôi rồi đem thớt đi phơi nắng sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm độ ẩm của thớt tố hơn, ngăn chặn nấm mốc phát triển hiệu quả hơn.

Cách làm sạch thớt mốc

Sau mỗi lần sử dụng, bạn cần vệ sinh thớt ngay để loại bỏ cặn thức ăn, ngăn vi khuẩn, nấm mốc phát triển.

Sau mỗi lần sử dụng, bạn cần vệ sinh thớt ngay để loại bỏ cặn thức ăn, ngăn vi khuẩn, nấm mốc phát triển.

Dù tiệt trùng thớt bằng nước sôi hay phơi nắng, việc đầu tiên bạn cần thực hiện là làm sạch thớt.

Nên dùng bàn chải hoặc cọ sắt kết hợp với chất tẩy rửa để làm sạch các vết mốc và cặn thức ăn bám trên bề mặt thớt. Bạn có thể sử dụng muối hoặc baking soda rắc lên bề mặt thớt và xoa đều. Sau đó, đổ một ít giấm trắng lên thớt để chà rửa. Muối và baking soda đều có tác dụng loại bỏ các vết bẩn, khử trùng, diệt khuẩn. Giấm có tác dụng tẩy rửa, khử mùi hôi và làm sạch vi khuẩn trên bề mặt thớt.

Sau khi rửa sạch bề mặt thớt, hãy tráng lại thớt bằng nước sau. Tiếp đó, bạn có thể chọn cách đem thớt đi trần qua nước sôi hoặc phơi nắng.

Hãy đảm bảo thớt khô ráo hoàn toàn trước khi đem cất. Nên để thớt ở vị trí khô ráo, thoáng mát để hạn chế nấm mốc phát triển.

Bạn nên có các loại thớt khác nhau để phục vụ cho việc thái đồ chín và đồ sống, không nên dùng chung thớt cho nhiều mục đích để tránh vi khuẩn lây nhiễm chéo làm ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và sức khỏe.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Thanh Huyền