Thư viện vô cực với tuyệt chiêu đánh lừa thị giác, thánh địa tuyệt vời của tín đồ mê sách

08:30, Thứ sáu 16/07/2021

( PHUNUTODAY ) - Đối với bất cứ ai mê đọc sách thì nơi đây sẽ trở thành điểm đến không thể nào bỏ qua.

Ở Trung Quốc xuất hiện một chuỗi các hiệu sách có tên Zhongshuge nằm trên nhiều tỉnh thành khác nhau. Chuỗi hiệu sách này đột nhiên nổi tiếng do thiết kế vô cùng đặc biệt. Các khác hàng khi tới đây sẽ được trải nghiệm một cuộc dạo chơi cùng thị giác. Những tấm kính lớn sẽ khiến bạn khó có thể phân biệt đâu là sách thật và đâu là sách phản chiếu.

thu-vien-vo-cuc

Được biết, chuỗi hiệu sách này được thiết kế bởi X+Living – công ty thiết kế chuyên về dùng ảo ảnh thị giác để biến không gian trở nên choáng ngợp.

Mặc dù hiệu sách chỉ rộng 975m2 nhưng các nhà thiết kế đã sử dụng các yếu tố thông minh như cầu thang xoắn ốc, cổng vòm cong và gương được đặt ở vị trí hoàn hảo.

thu-vien-vo-cuc-1

Để chọn được địa điểm xây dựng, X+Living đã mất 1 tháng và sau đó mất thêm 5 tháng để xây dựng nhà sách. So với những nhà sách thông thường thì khoảng thời gian này khá dài.

Ở mỗi giá sách, X+Living đều sử dụng một hẹ thống đèn riêng. Những chỗ trên cao nơi không ai tiếp cận được họ dùng những mô hình sách sang trí để tạo cảm giác ngập ngụa trong sách.

thu-vien-vo-cuc-2

Ngoài Zhongshuge thì trên thế giới cũng có rất nhiều những hiệu sách khác gây ấn tượng không kém.

Thư viện Admont Abbey

Thư viện này được xây dựng từ năm 1776 và là một trong những tu viện lâu đời nhất còn tồn tại ở Áo. Thư viện tôn giáo này có tổng chiều dài 70m, rộng 14m, cao 13m và có sức chứa hơn 200.000 cuốn sánh. Đại sảnh của thư viện Admont Abbey được kiến trúc sư Joseph Hueber lấy cảm hứng từ phong cách Baroque đặc trưng của thế kỷ 17.

thu-vien-vo-cuc-3

Trần của thư viện được thiết kế rất đặc biệt với 7 mái vòm, được trang trí bởi những bức bích họa đại diện những giai đoạn hiểu biết của nhân loại của họa sĩ người Áo Bartolomeo Altomonte.

Thư viện Mafra

Thư viện này nằm ở tầng hai của Cung điện Mafra (Bồ Đào Nha) và đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Đây là tác phẩm của kiến trúc sư Manuel Caetano de Sousa. Thư viện này được xây dựng vào năm 1771 và là nơi lưu giữ hơn 36.000 cuốn sách bìa da quý giá từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 19.

Không chỉ gây ấn tượng bởi khối lượng sách khổng lồ, thư viện Mafra còn hấp dẫn du khách bởi kiến trúc tráng lệ: sàn nhà phủ gạch hình hoa hồng và đá cẩm thạch trắng; những giá sách hai tầng bằng gỗ theo phong cách Rococo - một trào lưu nghệ thuật tại Pháp thế kỷ 18 với đặc trưng là sự thanh tao, nhã nhặn nhưng không kém phần quyến rũ.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Trần Thu Thủy