Tìm hiểu các yếu tố gây sinh non, các mẹ bầu nên biết

23:55, Thứ bảy 28/04/2018

( PHUNUTODAY ) - Mang thai và được làm mẹ là điều tuyệt vời và thiêng liêng đối với người phụ nữ. Nhưng không phải ai cũng may mắn được mẹ tròn con vuông, vì những yếu tố không mong muốn ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.

 Có nhiều yếu tố dễ dẫn đến chuyển dạ sinh non. Một vài yếu tố có thể điều trị được, một số yếu tố khác không thể thay đổi. Xác định yếu tố dẫn đến chuyển dạ sinh non tự nhiên trước khi mang thai hoặc đang có thai sớm (trong 3 tháng đầu thai kỳ) có thể giúp bác sĩ điều trị và ngăn chặn các biến chứng của sinh non.

Tiền căn sinh non nhiều lần

Tiền căn sinh non là yếu tố mạnh nhất dẫn đến sinh non trong lần mang thai tới, thời điểm sinh non thường xảy ra trùng với thời điểm sinh non lần trước.

IMG_8249

Một loạt nghiên cứu cho thấy rằng nếu sản phụ tiền căn có sinh non 1 lần thì tỉ lệ sinh non ở lần sau là 15 - 30%, nếu tiền căn sinh non 2 lần thì tỉ lệ sinh non lần sau là 60%. Nếu sau khi sinh non 1 lần, sản phụ đã sinh đủ tháng được 1 lần thì nguy cơ sinh non lần mang thai kế tiếp sẽ giảm nhiều.

Có 2 nghiên cứu cho thấy rằng khoảng 5 - 7% những trường hợp đã sinh non sẽ bị tái phát khi mang thai lần tiếp theo. Nghiên cứu này cũng cho thấy nếu sản phụ không có tiền căn sinh non thì nguy cơ bị sinh non ở lần mang thai này là khoảng 0,2 - 0,8%.

Tiền căn sảy thai

Một thống kê hệ thống cho thấy những nhóm tiền căn có phá thai thì tỉ lệ bị sinh non cao hơn nhóm tiền căn không có phá thai (8,7% so với 6,8%), nguy cơ sinh non cũng sẽ tăng theo số lần phá thai.

IMG_8250

Sảy thai tự nhiên, đặc biệt ở những trường hợp tái phát nhiều lần hoặc sảy thai tự nhiên trong 3 tháng giữa thai kỳ cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ sinh non.

Hỗ trợ sinh sản

Thai kỳ từ các phương pháp hỗ trợ sinh sản cũng có nguy cơ cao sinh non, nguyên nhân là tỉ lệ đa thai ở những thai kỳ có áp dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản cao hơn.

Đa thai

Đa thai chiếm khoảng 2 - 3% ca sinh nhưng chiếm khoảng 17% những trường hợp sinh dưới 37 tuần và chiếm khoảng 23% những trường hợp sinh dưới 32 tuần. Ngày nay, do tỉ lệ áp dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản tăng, nên tỉ lệ đa thai cũng tăng, hậu quả là tỉ lệ chuyển dạ sinh non cũng tăng.

IMG_8251

Đa thai gây sinh non có thể là do tử cung căng quá mức, tăng thể tích trong buồng tử cung hoặc do cổ tử cung bị yếu. Ngoài ra, còn có các yếu tố đặc biệt khác có thể ảnh hưởng đến tình trạng chuyển dạ sinh non, ví dụ: trong những trường hợp song thai, nồng độ estrogen, progesterone và steroid tăng hơn so với những trường hợp đơn thai.

Xuất huyết âm đạo

Xuất huyết âm đạo ở 3 tháng đầu hoặc 3 tháng giữa thai kỳ làm tăng nguy cơ sinh non và vỡ ối non khi thai non tháng. Những sản phụ có tình trạng xuất huyết trong 3 tháng đầu thai kỳ có nguy cơ cao chuyển dạ sinh non hơn những trường hợp khác.

IMG_8253

Nhiễm trùng

Những nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khác nhau (dịch tễ học, mô bệnh học, vi sinh…) đều cho thấy rằng có mối liên hệ giữa tình trạng viêm nhiễm với chuyển dạ sinh non.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc