Tình hình Biển Đông: Đài Loan đổ bộ, Trung Quốc bơm tiền

19:10, Thứ bảy 01/09/2012

( PHUNUTODAY ) - Đài Loan ngày 1/9 cho biết lãnh đạo an ninh và nhiều nhân vật cấp cao khác đã đi thăm đảo Ba Bình, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền VN tại quần đảo Trường Sa.

Chính quyền Đài Loan ngày 1/9 cho biết lãnh đạo an ninh và nhiều nhân vật cấp cao khác đã đi thăm đảo Ba Bình, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền VN tại quần đảo Trường Sa.

Theo hãng tin AFP, Tổng thư ký hội đồng an ninh Hu Wei-jen, người đứng đầu cơ quan nội vụ Lee Hong-yuan, lãnh đạo lực lượng tuần   duyên Wang Jinn-wang và nhiều nhân vật cao cấp khác đã đến Ba Bình hôm 31/8 bằng máy bay quân sự.
Theo hãng tin AFP, Tổng thư ký hội đồng an ninh Hu Wei-jen, người đứng đầu cơ quan nội vụ Lee Hong-yuan, lãnh đạo lực lượng tuần duyên Wang Jinn-wang và nhiều nhân vật cao cấp khác đã đến Ba Bình hôm 31/8 bằng máy bay quân sự.

 

Các quan chức đã thăm binh lính Đài Loan đóng trên đảo Ba Bình để tuyên bố cái gọi là “chủ quyền không thể tranh cãi” của Đài Loan đối với quần đảo Trường Sa.
Các quan chức đã thăm binh lính Đài Loan đóng trên đảo Ba Bình để tuyên bố cái gọi là “chủ quyền không thể tranh cãi” của Đài Loan đối với quần đảo Trường Sa.

 

 Đây là lần đầu tiên trong hơn 4 năm nắm quyền tại Đài Loan của Mã Anh Cửu, giới chức đương nhiệm cấp cao Đài Loan đổ bộ cắm cờ lên bãi Bàn Than, trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Đây là lần đầu tiên trong hơn 4 năm nắm quyền tại Đài Loan của Mã Anh Cửu, giới chức đương nhiệm cấp cao Đài Loan đổ bộ cắm cờ lên bãi Bàn Than, trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

 

Nhóm quan chức cấp cao Đài Loan đổ bộ ra đảo Ba Bình, bãi Bàn Thanh do Hồ Vi Chân cầm đầu phát biểu trước lực lượng Đài Loan đồn trú trái phép trên đảo Ba Bình, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam
Nhóm quan chức cấp cao Đài Loan đổ bộ ra đảo Ba Bình, bãi Bàn Thanh do Hồ Vi Chân cầm đầu phát biểu trước lực lượng Đài Loan đồn trú trái phép trên đảo Ba Bình, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam

 

Không dừng lại đó, bất chấp phản đối của Việt Nam và quan ngại từ Mỹ, Đài Loan vẫn sẽ ngang nhiên tiến hành tập trận bắn đạn thật từ ngày 1-5/9 ở Ba Bình. Đây là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Đài Bắc chiếm đóng. Đảo này thuộc cụm Nam Yết, cách đảo Sơn Ca 11,5 km về phía tây và cách đảo Nam Yết khoảng 20,4 km về phía đông bắc. Binh lính Đài Loan chuẩn bị cho cuộc tập trận bắn đạn thật ở đảo Ba Bình. Ảnh: sina.com
Không dừng lại đó, bất chấp phản đối của Việt Nam và quan ngại từ Mỹ, Đài Loan vẫn sẽ ngang nhiên tiến hành tập trận bắn đạn thật từ ngày 1-5/9 ở Ba Bình. Đây là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Đài Bắc chiếm đóng. Đảo này thuộc cụm Nam Yết, cách đảo Sơn Ca 11,5 km về phía tây và cách đảo Nam Yết khoảng 20,4 km về phía đông bắc. Binh lính Đài Loan chuẩn bị cho cuộc tập trận bắn đạn thật ở đảo Ba Bình. Ảnh: sina.com

 

 Tờ Vọng Báo đưa tin Đài Loan đã đưa 20 súng chống máy bay 40mm, 81 súng cối 120mm và 40 súng phóng lựu đến đảo Ba Bình từ đầu tháng 8/2012. Giới lãnh đạo Đài Loan tuyên bố cuộc tập trận nhằm tăng cường sức mạnh quốc phòng trước những căng thẳng hiện nay ở biển Đông. Thời Báo Đài Bắc cố tìm cách biện minh cuộc tập trận bắn đạn thật này là “hợp pháp”, vì cơ quan ngoại giao Đài Loan đã thông báo cho các nước láng giềng về kế hoạch này. Tàu khu trục của Đài Loan ở gần đảo Ba Bình. Ảnh: Wantchinatimes.com
Tờ Vọng Báo đưa tin Đài Loan đã đưa 20 súng chống máy bay 40mm, 81 súng cối 120mm và 40 súng phóng lựu đến đảo Ba Bình từ đầu tháng 8/2012. Giới lãnh đạo Đài Loan tuyên bố cuộc tập trận nhằm tăng cường sức mạnh quốc phòng trước những căng thẳng hiện nay ở biển Đông. Thời Báo Đài Bắc cố tìm cách biện minh cuộc tập trận bắn đạn thật này là “hợp pháp”, vì cơ quan ngoại giao Đài Loan đã thông báo cho các nước láng giềng về kế hoạch này. Tàu khu trục của Đài Loan ở gần đảo Ba Bình. Ảnh: Wantchinatimes.com

 

Giới truyền thông quốc tế cảnh báo cuộc tập trận và hành động của các nghị sĩ Đài Loan chắc chắn sẽ chỉ khiến căng thẳng leo thang trên biển Đông mà thôi. “Chính quyền Đài Loan thấy mình bị gạt ra trong các cuộc đàm phán và các cuộc ký kết thỏa thuận quốc tế về tranh chấp biển đảo. Do đó, họ muốn cho thế giới thấy rằng Đài Loan đang kiểm soát đảo Ba Bình (của VN). Đài Loan nghĩ rằng chỉ cần có quyền kiểm soát là có thể giành lấy nguồn tài nguyên dầu mỏ” - Bloomberg dẫn lời giáo sư Cố Trường Vĩnh thuộc Viện Nghiên cứu Trung Quốc và châu Á - Thái Bình Dương ở Đài Loan nhận định.
Giới truyền thông quốc tế cảnh báo cuộc tập trận và hành động của các nghị sĩ Đài Loan chắc chắn sẽ chỉ khiến căng thẳng leo thang trên biển Đông mà thôi. “Chính quyền Đài Loan thấy mình bị gạt ra trong các cuộc đàm phán và các cuộc ký kết thỏa thuận quốc tế về tranh chấp biển đảo. Do đó, họ muốn cho thế giới thấy rằng Đài Loan đang kiểm soát đảo Ba Bình (của VN). Đài Loan nghĩ rằng chỉ cần có quyền kiểm soát là có thể giành lấy nguồn tài nguyên dầu mỏ” - Bloomberg dẫn lời giáo sư Cố Trường Vĩnh thuộc Viện Nghiên cứu Trung Quốc và châu Á - Thái Bình Dương ở Đài Loan nhận định.

 

Theo ông Henry Bensurto, một quan chức chính phủ Philippines, Đài Loan đang cố giương oai diễu võ bằng cách gào lên với các nước khu vực rằng “Này các vị, tôi đang ở đây đấy nhé”, song “những gì Đài Loan đang làm rõ ràng cho thấy lãnh thổ này không đóng một vai trò tích cực nào trong nỗ lực giải quyết tranh chấp trên biển Đông”. Hình ảnh Đài Loan tăng cường vũ trang phi pháp trên đảo Ba Bình của Việt Nam.
Theo ông Henry Bensurto, một quan chức chính phủ Philippines, Đài Loan đang cố giương oai diễu võ bằng cách gào lên với các nước khu vực rằng “Này các vị, tôi đang ở đây đấy nhé”, song “những gì Đài Loan đang làm rõ ràng cho thấy lãnh thổ này không đóng một vai trò tích cực nào trong nỗ lực giải quyết tranh chấp trên biển Đông”. Hình ảnh Đài Loan tăng cường vũ trang phi pháp trên đảo Ba Bình của Việt Nam.

 

Nằm ở một góc phía đông của đảo Hải Nam, Đàm Môn là một ngôi làng đánh cá với 32.000 người sinh sống. Gần một nửa cư dân nơi này là những người thường xuyên đánh cá trên Biển Đông đang có tranh chấp chủ quyền bởi Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan. Ngư dân ngôi làng chài này nói rằng họ nhận được trợ cấp nhiên liệu ra khơi từ chính phủ Trung Quốc hàng năm dựa trên công suất của tàu thuyền mà họ sở hữu. Hình ảnh gần 9000 tàu cá Trung Quốc đổ ra biển Đông đánh bắt trái phép hồi đầu tháng 8 vừa qua.
Nằm ở một góc phía đông của đảo Hải Nam, Đàm Môn là một ngôi làng đánh cá với 32.000 người sinh sống. Gần một nửa cư dân nơi này là những người thường xuyên đánh cá trên Biển Đông đang có tranh chấp chủ quyền bởi Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan. Ngư dân ngôi làng chài này nói rằng họ nhận được trợ cấp nhiên liệu ra khơi từ chính phủ Trung Quốc hàng năm dựa trên công suất của tàu thuyền mà họ sở hữu. Hình ảnh gần 9000 tàu cá Trung Quốc đổ ra biển Đông đánh bắt trái phép hồi đầu tháng 8 vừa qua.

 

Năm ngoái, ngư dân Trần Nghị Tân đã nhận được khoảng 400.000 nhân dân tệ (63.000 USD) cho con thuyền 750 mã lực, trong khi một   ngư dân khác, Phó Minh Khang được khoảng 300.000 nhân dân tệ cho thuyền 600 mã lực. Họ còn nhận được một khoản tiền bổ sung   khoảng 5.000 nhân dân tệ mỗi khi thực hiện một chuyến đi đánh bắt cá (trái phép) trên quần đảo Trường Sa. Bên cạnh đó, các quan   chức chính phủ đã đến thăm làng chài Đàm Môn và kêu gọi họ tiếp tục đánh bắt cá (phi pháp - PV) tại khu vực quần đảo Trường Sa   nhằm bảo vệ tuyên bố cái gọi là
Năm ngoái, ngư dân Trần Nghị Tân đã nhận được khoảng 400.000 nhân dân tệ (63.000 USD) cho con thuyền 750 mã lực, trong khi một ngư dân khác, Phó Minh Khang được khoảng 300.000 nhân dân tệ cho thuyền 600 mã lực. Họ còn nhận được một khoản tiền bổ sung khoảng 5.000 nhân dân tệ mỗi khi thực hiện một chuyến đi đánh bắt cá (trái phép) trên quần đảo Trường Sa. Bên cạnh đó, các quan chức chính phủ đã đến thăm làng chài Đàm Môn và kêu gọi họ tiếp tục đánh bắt cá (phi pháp - PV) tại khu vực quần đảo Trường Sa nhằm bảo vệ tuyên bố cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc chống lại các nước khác, ông Trần Nghị Tân nói.

 

Không chỉ có vậy, bất chấp phản ứng của Việt Nam và cộng đồng quốc tế, trước đó, ngày 28/8, tổng công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) lại tiếp tục mời thầu quốc tế ở 26 lô dầu khí ở ngoài khơi, trong đó có 22 lô trên Biển Đông. Tổng diện tích mời thầu lần này lên tới 73.754 m2. Các chấm đỏ xác định vị trí 26 lô dầu khí đang được CNOOC mời thầu quốc tế. Các chấm đỏ xác định vị trí 26 lô dầu khí đang được CNOOC mời thầu quốc tế.
Không chỉ có vậy, bất chấp phản ứng của Việt Nam và cộng đồng quốc tế, trước đó, ngày 28/8, tổng công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) lại tiếp tục mời thầu quốc tế ở 26 lô dầu khí ở ngoài khơi, trong đó có 22 lô trên Biển Đông. Tổng diện tích mời thầu lần này lên tới 73.754 m2. Các chấm đỏ xác định vị trí 26 lô dầu khí đang được CNOOC mời thầu quốc tế. Các chấm đỏ xác định vị trí 26 lô dầu khí đang được CNOOC mời thầu quốc tế.

 

Phản ứng về hành động này của Trung Quốc, ngày 31/8, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu rõ: “Việc Trung Quốc   mời thầu quốc tế tại lô dầu khí nói trên đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, trái với nhận   thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước; đi ngược lại Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông ký năm 2002 giữa   ASEAN và Trung Quốc (DOC), là hành động phi pháp và không có giá trị

 

Tờ Indian Express hôm 31/8 dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Ấn Độ E.Ahamed khẳng định lập trường của New Delhi về việc bảo đảm   hòa bình, ổn định và tự do hàng hải trên biển Đông. “Chính phủ Ấn Độ tuyên bố ủng hộ tự do hàng hải, quyền lưu thông và tiếp cận   những nguồn lực phù hợp với các quy tắc đã được đồng thuận của luật quốc tế”, Thứ trưởng Ahamed cho biết.
Tờ Indian Express hôm 31/8 dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Ấn Độ E.Ahamed khẳng định lập trường của New Delhi về việc bảo đảm hòa bình, ổn định và tự do hàng hải trên biển Đông. “Chính phủ Ấn Độ tuyên bố ủng hộ tự do hàng hải, quyền lưu thông và tiếp cận những nguồn lực phù hợp với các quy tắc đã được đồng thuận của luật quốc tế”, Thứ trưởng Ahamed cho biết.

 

 Cũng trong ngày 31/8, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton bắt đầu chuyến công du 6 nước châu Á với trọng tâm được cho là nhằm tái   khẳng định vai trò của nước này trong khu vực, hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc, theo AFP. Trong đó, tranh chấp ở biển Đông sẽ   là một chủ đề thảo luận quan trọng.
Cũng trong ngày 31/8, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton bắt đầu chuyến công du 6 nước châu Á với trọng tâm được cho là nhằm tái khẳng định vai trò của nước này trong khu vực, hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc, theo AFP. Trong đó, tranh chấp ở biển Đông sẽ là một chủ đề thảo luận quan trọng.

 

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc