Tổ tiên căn dặn: "Chuyển nhà vứt 3 thứ, phước lành cũng đi theo"

23:54, Thứ sáu 09/08/2024

( PHUNUTODAY ) - Đây là bài học từ kinh nghiệm thực tiễn, thể hiện mong muốn về một cuộc sống hạnh phúc và may mắn trong tương lai.

Người xưa có câu: "Không bỏ sách cũ khi dọn nhà"

Người xưa từng nhấn mạnh: "Thư trung hữu ngọc," nghĩa là "Trong sách có ngọc," hay câu thơ "Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng, không bằng kinh sử một vài pho."

Từ lâu đời, sách đã được coi là "vũ khí" thần kỳ giúp con người thay đổi vận mệnh, mở rộng tầm nhìn và học hỏi từ kinh nghiệm quý báu của người đi trước.

Vì thế, trong mắt người xưa, hy vọng của một gia đình có thể được đánh giá qua việc con cháu trong nhà có chăm chỉ học hành hay không.

Đọc sách không chỉ giúp mở mang kiến thức mà còn có thể thay đổi tính cách, nuôi dưỡng tâm hồn. Đối với những đứa trẻ nhà nghèo, học tập chính là con đường tốt nhất để vượt qua khó khăn và thay đổi số phận.

Vì vậy, khi chuyển sang nhà mới, không nên bỏ đi những quyển sách cũ. Theo người xưa, việc này không chỉ là vứt bỏ tri thức mà còn là điềm không lành khi đến nơi ở mới.

Không bỏ đi vật gia truyền khi chuyển nhà

Thời xa xưa, ông bà ta thường có tục lệ để lại những vật gia truyền có giá trị hoặc mang tính truyền thống cho con cháu.

Những vật phẩm này không chỉ có giá trị về mặt vật chất mà còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc về lòng hiếu thảo, trí tuệ và sự kế thừa truyền thống gia đình.

Chúng được coi là biểu tượng của sự tiếp nối phúc lành, may mắn và tài lộc của gia đình. Những vật gia truyền còn là dấu ấn của những lời dạy bảo của tổ tiên, chứa đựng niềm khao khát về một cuộc sống hạnh phúc và tươi đẹp trong tương lai.

Do đó, khi chuyển đến nơi ở mới, người xưa cho rằng không nên bỏ đi những vật gia truyền, vì điều này có thể đồng nghĩa với việc vứt bỏ phước lành mà tổ tiên đã để lại.

Không bỏ đi bát cơm khi dọn nhà

Bát cơm không chỉ là dụng cụ trong bữa ăn hàng ngày mà còn được người xưa xem như biểu tượng của sự nghiệp, công việc.

Trong quan niệm xưa, nếu vứt bỏ bát cơm khi chuyển nhà, điều đó chẳng khác nào từ bỏ "cần câu cơm"- thứ giúp nuôi sống bản thân và gia đình, mang ý nghĩa không may mắn.

"Chuyển nhà vứt 3 thứ, phước lành cũng đi theo"

Vì vậy, trong quá khứ, khi chuyển nhà, người ta luôn cẩn trọng mang theo bát cơm hàng ngày đến nơi ở mới, như một cách cầu mong vận may tiếp tục theo gia chủ, giúp họ duy trì công việc và cuộc sống ổn định.

Người xưa từng dặn: "Chuyển nhà vứt 3 thứ, phước lành cũng đi theo." Đây là bài học từ kinh nghiệm thực tiễn, thể hiện mong muốn về một cuộc sống hạnh phúc và may mắn trong tương lai.

Những niềm tin này vẫn còn giá trị trong cuộc sống hiện đại. Việc mang theo sách cũ, vật gia truyền, và bát cơm cũ khi chuyển đến nhà mới không chỉ mang ý nghĩa tượng trưng mà còn là biểu hiện của lòng kính trọng và ước nguyện tiếp nối truyền thống tốt đẹp của gia đình. Thật sâu sắc và ý nghĩa!

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Vũ Ngọc
Từ khóa: tổ tiên