Tổ Tiên căn dặn: Quan hệ tốt đẹp đến mấy cũng tuyệt đối đừng nói 3 điều này về bản thân

( PHUNUTODAY ) - Người với người khi giao tiếp có những điều nên và không nên nói. Một số chuyện nếu nói ra chỉ khiến quan hệ trở nên xấu đi, còn gây hại cho chính bạn.

Đừng nói những bí mật của bạn

Bí mật là gì? Có một lời giải thích thú vị như thế này: “bí mật giống như nội tạng bên trong cơ thể, bẩm sinh sinh ra nhưng không thể tự mình nhìn thấy được. Một khi bí mật được tạo thành, bạn càng phải tốn nhiều sức lực để che giấu nó, bởi vì nó có quan hệ mật thiết với sinh mệnh của bạn”. Một người có thể có nhiều bạn bè và nhiều mối quan hệ trong giao tiếp, nhưng ngay cả những người bạn thân nhất và gia đình của bạn thì bạn cũng nên giữ cho mình một chút bí mật.

Không phải chúng ta không thành thật trong cách cư xử với người khác, mà là chúng ta nên chừa cho nhau một khoảng không gian riêng tư, đừng nên biết sự thật về nhau quá trần trụi.

bi-mat1

Đừng nói về những thành tựu trong quá khứ của bạn

Dù là thành công hay thất bại trong quá khứ, đừng luôn nói về nó, lật trang này qua thì sẽ mở ra một chương mới trong cuộc đời. Ngủ quên trên những thành tựu trong quá khứ chỉ có thể là sự trốn tránh bản thân của những người yếu đuối. Những người thực sự mạnh mẽ không bao giờ khoe khoang về bản thân, họ luôn biết cách khiêm tốn và chỉ nói những gì cần thiết.

Ngày hôm qua có tốt đẹp đến đâu thì cũng đã là dĩ vãng, nhìn về tương lai mới là việc làm đúng đắn. Trong cuộc sống của chúng ta, điều khó khăn nhất không phải là học cách nói mà là biết cách im lặng đúng lúc. Khi bạn không biết cách im lặng, bạn sẽ không bao giờ biết được lời nói của mình trong giây tiếp theo sẽ trở thành loại vũ khí gì, có thể gây tổn thương cho người khác và cả chính bạn.

bi-mat

Đừng lặp lại việc chia sẻ kinh nghiệm không vui trong quá khứ

Có một câu nói như thế này: không ai trên đời này có thể thực sự đồng cảm với nỗi đau của người khác. Khi bạn bị hàng ngàn mũi tên xuyên qua, bạn sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn. Khi bạn sống đến một độ tuổi nhất định, bạn sẽ thấy rằng đó thực sự là điều ít nhiều sẽ phải xảy đến trong đời. Trong vở kịch cuộc đời, khi đó bạn phải tập làm quen với sự cô đơn và bất lực, và bạn xem nhẹ nó và cho nó là điều bình thường. Bạn không thể yêu cầu người khác hiểu những khó khăn của bạn, và bạn không thể mong mọi người hiểu được nỗi đau của bạn.

Ví dụ như một câu chuyện thấm thía này: Con khỉ nhỏ bị cành cây cào vào người khi đang tìm thức ăn, vết thương chảy rất nhiều máu. Nhưng thay vì tự để hồi phục, nó tiếp tục cho người khác xem vết thương của mình để nhận được an ủi. Một số người bày tỏ sự đau khổ sau khi nhìn thấy nó, trong khi những người khác chỉ cảm thấy nực cười sau khi nhìn thấy nó.

Bằng cách này, khi nó gặp một người nào khác, nó sẽ lại nói và cho mọi người xem về vết thương đó. Theo thời gian, những vết thương vốn đã đóng vảy lại liên tục hở ra, không những khó lành mà còn suýt mất mạng vì nhiễm trùng. Niềm vui và nỗi buồn của con người không liên kết với nhau, những ngày khó khăn nhất chỉ có thể tồn tại một mình và những trải nghiệm đau đớn trong quá khứ chỉ có thể bản thân mình tự chữa lành. Đừng nên trông chờ vào người khác, tự mình tìm lối thoát còn hơn chờ người đến giúp đỡ.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link