Hoàn cảnh kinh tế thực tế của gia đình
Mọi người ai cũng để ý đến thể diện của mình khi hòa nhập ngoài xã hội, đây chính là sự phù phiếm. Nhưng ở góc độ khác thì đây chính là lòng tự trọng của một người. Dù nghèo cũng sẽ giữ cho mình thẳng lưng.
Có nhiều người thích than vãn, họ không xấu hổ vì nghèo, thay vào đó họ xem nghèo là tấm huy chương của mình. Từ đó họ bắt đầu than vãn, kể lể cho người khác về kinh tế gia đình.
Thực tế việc than nghèo chẳng giúp một người thoát nghèo. Nếu người đã muốn giúp đỡ bạn thì chẳng cần bạn lên tiếng họ cũng sẽ giúp. Còn người mà đã không muốn giúp bạn thì dù bạn nói nhiều đến mấy họ cũng không bận tâm.
Cho dù mục đích than thở là gì, nghèo thật hay nghèo giả, thì hành vi của bạn cũng đang bộc lộ những khuyết điểm của bản thân.
Không những không nhận được sự giúp đỡ của người khác mà còn khiến một số người xa lánh bạn. Bởi vì không ai muốn làm bạn với một người luôn gặp khó khăn về tài chính, và họ sợ sẽ gặp rắc rối.
Các thành viên trong gia đình có mâu thuẫn
Một gia đình để mà nói hòa thuận từ đầu đến cuối là không bao giờ có, bởi mỗi người một tính sao có thể ăn khớp với nhau ngay từ đầu được. Nhưng sau những mâu thuẫn gia đình đó vẫn sống thật hạnh phúc đó mới là điều quan trọng nhất.
Chuyện xấu trong gia đình đừng nên mang ra ngoài kể, nếu mâu thuẫn nội bộ không giải quyết mà mang ra kể lể thì càng làm mọi chuyện tồi tệ hơn mà thôi.
Khi xung đột giữa các thành viên trong gia đình được công khai với thế giới bên ngoài, không chỉ có người trong cuộc phải gánh chịu mà cả bộ mặt gia đình cũng bị ảnh hưởng. Gia đình là chỉnh thể, có thể người nói ra chuyện này không có ý xấu, nhưng chính hành vi đó khiến cả gia đình chịu một ''vết đen''.
Những thiếu sót của gia đình
Những thiếu sót của gia đình mà để người ngoài biết chính là hành động hết sức dại dột. Mọi người đều là một gia đình, nhưng nếu bạn cứ phàn nàn thì chắc chắn bản chất của mọi việc này chẳng thể thay đổi được. Hãy biết cùng nhau sửa chữa để gia đình ngày càng thịnh vượng hơn.