Tổ tiên dặn, "Ba tội bất hiếu, không con nối dõi là lớn nhất" ý nghĩa ẩn sau câu nói thật sự là gì?

( PHUNUTODAY ) - Cổ nhân có câu “Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại” và hậu thế vẫn hiểu rằng “Trong ba điều bất hiếu, không có con cái nối dõi, thờ tự là tội bất hiếu lớn nhất”. Tuy nhiên, đó lại không thực sự là điều mà người xưa răn dạy.

Cổ nhân có câu “Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại” và hậu thế vẫn hiểu rằng “Trong ba điều bất hiếu, không có con cái nối dõi, thờ tự là tội bất hiếu lớn nhất”. Tuy nhiên, đó lại không thực sự là điều mà người xưa răn dạy.

Trước khi nghiên cứu hàm nghĩa chân chính của câu “Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại”, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu bản chất, mục đích và ý nghĩa của chữ Hiếu.

 1. Bản chất của chữ Hiếu

“Hiếu là cái gốc của đức”. Một người thuận theo đạo hiếu nhất định là một người nhân đức. Một người không nhân đức ắt sẽ không tuân theo đạo hiếu. Do dó có thể thấy rằng, một người trong nội tâm khuyết thiếu nhân đức, thì dù người ấy tỏ ra hiếu kính với cha mẹ và tổ tiên như thế nào, như làm lễ thọ cha mẹ, cúng tế tổ tiên… cũng không thể được coi là người có đạo hiếu chân chính.

to-tien-dan-ba-toi=bat-hieu-khong-co-con-tho-tu_1

Khổng Tử nói rằng: “Thân thể, da tóc, là nhận được từ cha mẹ, không được hủy hoại, là khởi đầu của hiếu”. Câu này ý nói, thuận theo đạo hiếu bắt nguồn từ việc yêu quý và trân trọng thân thể của mình. Bởi lẽ thân thể của mình là do cha mẹ sinh ra. Nếu thân thể bị tổn hại sẽ khiến cha mẹ đau lòng.. Nói sâu hơn chính là phải tự tôn trọng và yêu mến bản thân, không được đánh nhau với người khác, không được hút hít ma túy, không được tà dâm, không được phạm pháp, phạm tội.

2. Mục đích của đạo hiếu

Khổng Tử nói:“Lập thân hành Đạo, lưu danh hậu thế, để rạng danh cha mẹ, là tận cùng của hiếu”. Câu này ý nói thuận theo hiếu đạo nằm ở việc mình trở thành bậc thánh hiền có đạo đức, được hậu thế học tập và noi theo. “Phúc đức tại mẫu”, như vậy cũng đồng nghĩa với việc vinh danh đức hạnh của cha mẹ. Đây mới là mục đích cuối cùng của chữ Hiếu.

to-tien-dan-ba-toi=bat-hieu-khong-co-con-tho-tu_2

Một người nếu làm chuyện bại hoại đạo đức,phạm pháp phạm tội, tiếng xấu đồn xa, thì  cho dù họ chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ tốt đến đâu, tôn sửa mồ mả của tổ tiên tráng lệ đến nhường nào, vẫn không thể được coi là người làm được chữ Hiếu.

3. Ý nghĩa của đạo hiếu

Ý nghĩa của chữ Hiếu nằm ở việc“bắt đầu bằng phụng sự cha mẹ, tiếp đến là phụng sự quân vương, cuối cùng là lập thân”.

Con người vô đức thì không thể lập thân. Một người có thể giữ được nhân đức trong lòng, thuận theo đạo hiếu, thì trong gia đình, họ sẽ yêu thương người nhà, hiếu kính, phụng dưỡng cha mẹ, sẽ không trở thành kẻ nghịch tử bất hiếu. Trong công việc, họ sẽ làm hết chức trách, hành sự trung nghĩa, sẽ không trở thành kẻ tự tư vụ lợi, tham lam mà bẻ cong pháp luật, bán đứng quốc gia và dân tộc. Còn về bản thân, họ sẽ trở thành một bậc chính nhân quân tử đầu đội trời chân đạp đất, sẽ không trở thành kẻ bại hoại, chỉ biết ăn uống hưởng lạc, nguy hại đến xã hội.

to-tien-dan-ba-toi=bat-hieu-khong-co-con-tho-tu_3

4. Hàm nghĩa chân thực của câu “Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại”

Câu “Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại” nghĩa là bất hiếu có 3 việc, vô hậu là lớn nhất, có nguồn gốc từ cuốn “Lý lầu thượng – Mạnh Tử”. Nguyên văn như sau:“Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại. Thuấn bất cáo nhi thú, vi vô hậu dã. Quân tử dĩ vi do cáo dã”. Dịch nghĩa: Bất hiếu có 3 việc, vô hậu là lớn nhất. Thuấn không báo cáo với cha mẹ mà lấy vợ, là vô hậu vậy. Bậc quân tử cho rằng giống như báo cáo rồi. Hiện nay đang hiểu sai chữ “Vô hậu” là không người nối dõi, không có con trai nối dõi.

Thông qua việc kiểm chứng tài liệu này, thì cách giải thích chính xác về đoạn này là:“Biểu hiện bất hiếu có rất nhiều, nhưng tội lớn nhất là không làm tròn bổn phận của bậc hậu bối. Khi Thuấn lấy vợ không hề bẩm báo cha mẹ, là không làm tròn bổn phận của bậc hậu bối. Nhưng người quân tử cho rằng, mặc dù Thuấn không bẩm báo, nhưng lại không có gì khác biệt so với việc đã bẩm báo”. (Bởi lẽ việc Thuấn lấy vợ là sau khi vua Nghiêu đã kiểm tra đức hạnh của Thuấn mới quyết định gả con gái cho ông. Lúc đó cha mẹ của Thuấn vẫn còn thành kiến với Thuấn, nên bẩm báo họ cũng không có ích lợi gì.)

Cách giải thích “Trong ba điều bất hiếu đó, đoạn tử tuyệt tôn là tội bất hiếu nặng  nhất” sai lầm này thoát ly khỏi bản chất của chữ Hiếu và lòng nhân đức. Việc dùng hình thức mà bàn luận, phán xét về đạo hiếu đã khiến rất nhiều người lầm tưởng rằng không kết hôn, không có con tế tự là sự bất hiếu lớn nhất. Nếu theo lô-gic này thì một người dẫu là kẻ thổ phỉ lưu manh, hay là kẻ lừa đảo vô lại thì chỉ cần sinh cho cha mẹ họ một đứa cháu là sẽ được coi là đại hiếu rồi sao? Điều này rõ ràng là trái với tinh thần và tư tưởng của Khổng Tử như “Trừ bỏ bỏ dục vọng của con người, thuận theo thiên lý” (khứ trừ nhân dục, thuận hồ thiên lý), “Tam cương ngũ thường”. Cách nói này cũng hoàn toàn không có lý.

Như vậy, cách giải thích “vô hậu vi đại” là không có con thờ tự là tội bất hiếu lớn nhất, là một kiểu bẻ cong và hiểu lầm tư tưởng lý luận của bậc thánh nhân.

Dẫu sống trong thời đại nào, dù thời cổ xưa hay thời hiện đại thì chữ Hiếu vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với nhân phẩm của mỗi người, sự hài hòa trong gia đình và sự ổn định ngoài xã hội. Chữ Hiếu không chỉ gói gọn trong những người thân thiết, ruột thịt mà được mở rộng ra với tất cả mọi người trong xã hội. Bởi lẽ cái gốc của chữ Hiếu là sự tu dưỡng tâm tính của con người, luôn yêu thương, chở che và lo nghĩ cho người khác.

Theo:  xevathethao.vn copy link