Gia đình được coi là một tế bào cơ bản của xã hội, một tổ chức cộng đồng nhỏ, với một hệ thống riêng biệt và hình thành dựa trên quan hệ huyết thống giữa các thành viên. Mỗi thành viên trong gia đình đều có chức năng và nhiệm vụ riêng, tạo nên một tổ ấm vững chắc và là điểm tựa cho mỗi con người khi đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống.
Sự thịnh vượng hay suy tàn của gia đình đều liên quan trực tiếp đến mọi thành viên trong nhà. Người xưa đã từng cảnh báo: "Gia đình có ba loại người, không bại thì diệt vong." Vậy, gia đình bạn có thuộc loại nào?
1. Người già vô đạo đức
Người già trong gia đình như cây cao vút, toả bóng che chở cho cả gia đình, do đó, đạo đức và phẩm hạnh của người già đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển và hưng thịnh của gia đình.
Người già có tầm ảnh hưởng lớn, là mẫu gương mà con cháu hướng tới. Nếu người già không tuân thủ nhân nghĩa và không có phẩm hạnh đáng tin cậy, điều này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự hình thành của thế hệ trẻ. Dù gia đình có tồn tại tạm thời, nhưng nếu cây cối không gốc chắc, móng cột không vững, thì sớm muộn cũng sẽ suy sụp và đổ ngã.
Người già không đạo đức có thể trở thành "thủ phạm" khiến gia đình suy sụp. Vì vậy, để được mọi người tôn trọng, người già không nên dựa vào tuổi tác để tự kiêu mà thay vào đó, họ nên thuyết phục mọi người bằng đạo đức và phẩm hạnh của mình.
2. Vợ chồng bất hòa
Vợ chồng tạo nền tảng cho sự thịnh vượng của gia đình. Nếu mối quan hệ hôn nhân không hòa thuận, sẽ làm lay chuyển nền tảng vững chắc của gia đình. Khi nền móng không ổn định, thì gia đình khó có thể thịnh vượng. Người xưa đã nói: "Đằng sau một người đàn ông thành đạt luôn có một người vợ luôn âm thầm nhường nhịn" và tương tự, đằng sau một phụ nữ thành đạt chắc chắn cũng sẽ có một người đàn ông bao dung.
Sự hòa thuận giữa vợ chồng, sự đồng lòng, chung sức xây dựng gia đình, và coi việc đóng góp cho gia đình là niềm vui của chính mình là điều quan trọng. Ngược lại, nhiều gia đình tan nát chỉ vì vợ chồng không hòa thuận.
Tiền của kiếm được cũng tiêu tan hoặc vì vợ chồng cãi cọ mà cả hai không tập trung vào công việc, dễ xảy ra sai sót, thua lỗ, thậm chí phá sản. Gia đình cũng vì thế mà tan rã, con cái cũng bị ảnh hưởng bởi những cuộc chiến tranh cãi dằn dỗi. Do đó, nền tảng của gia đình êm ấm, vững chắc chính là vợ chồng hòa thuận, tôn trọng, chia sẻ, và yêu thương lẫn nhau.
3. Người mắc tệ nạn, thói quen xấu
Những thói xấu như mại dâm, cờ bạc, nghiện hút, bạo lực… là những yếu tố gây hủy hoại gia đình nhanh chóng nhất. Nếu trong gia đình có những người mắc phải những vấn đề này mà người thân vẫn khoan dung thì sớm muộn gia đình cũng sẽ tan rã.
Những vấn đề này thường xuất hiện ở nhiều nơi, nhiều gia đình. Vì vậy, khi vợ nhận thấy chồng có thói xấu, hay cha mẹ nhận thấy con có thói xấu, họ cần phải nghiêm khắc canh bảo, cố gắng chỉnh đốn và yêu cầu thay đổi ngay lập tức. Nếu để qua mặc và dung túng, không chỉ làm hại chính họ mà còn dẫn tới sự hủy hoại của cả gia đình. Những thói hư tật xấu, những vấn đề này chính là những hố sâu không đáy gây tổn thương không chỉ cho chính người mắc phải mà còn tác động đến người thân, gây mất tiền bạc và gánh mang những tật xấu.
Có thể nói, trong gia đình, những "3 loại người" này có tác động tiêu cực rất lớn đối với vận mệnh và sự ổn định của gia đình, tác động đến sự phá sản của cả gia đình. Triết gia xưa đã nhận thức rõ điều này và chắc chắn không ai có thể phản đối, vì nó luôn đúng dù trong cuộc sống xưa hay hiện đại. Tất nhiên, nếu chúng ta kịp thời nhận ra vấn đề và cùng nhau kiểm soát, nỗ lực sửa đổi, thì cũng có thể hàn gắn những rạn nứt, cứu vớt gia đình khỏi bờ vực suy sụp. Việc gia đình phát triển tốt hay xấu thực sự phụ thuộc vào sự nỗ lực, phấn đấu xây dựng của từng cá nhân trong gia đình.