Tổ tiên truyền lại: "Có tiền chớ đến 3 nơi, không tiền không gần 2 người", đó là những nơi nào?

( PHUNUTODAY ) - Khi giàu sang hay nghèo hèn, chúng ta cần biết cách cư xử đúng mực để giữ bản thân được bình an, không gặp tai họa.

Trên đời này, tiền không phải là tất cả. Nhưng không có tiền, cuộc sống sẽ trở nên khó khăn hơn. Người xưa từng day: “Có tiền chớ đến 3 nơi, không tiền không gần 2 người” với mục đích nhắn nhủ mọi người cách chi tiêu, sử dụng đồng tiền sao cho phù hợp, nhằm giữ bản thân được bình an, không gặp tai họa.

Có tiền chớ đến 3 nơi

Khi có tiền, nhiều người thường nghĩ đến việc ăn chơi, hưởng thụ để bù đắp cho những ngày tháng khổ sở, thiếu thốn trước kia. Không phải tự dưng mà nhiều người khi giàu có thường đánh mất bản thân. Họ tiêu xài phung phí, muốn thỏa sức tận hưởng những thứ mà trước đây họ chưa được hưởng.

bac-1-1646626159

Thứ nhất, ăn chơi trác táng

Khi có tiền trong tay, nhiều người nghĩ đến việc giao du, ăn chơi, hưởng thụ, xây dựng các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, xã hội vốn có nhiều loại người, không phải ai cũng đối xử chân thành với chúng ta. Nhiều người qua lai với bạn chỉ vì tiền bạc. Những nơi ăn chơi trác táng chỉ khiến bạn mất đi tiền bạc, thời gian, sức lực.

Những nơi thị phi, ăn chơi trác táng là nơi con người ta dễ đánh mất lý trí và bản thân mình nhất. Một khi đã mải mê đắm chìm và hưởng lạc, rất ít người có thể rút được chân ra. Từ xưa đến nay, việc này không hề hiếm gặp, vậy nên cổ nhân mới dạy chúng ta nên tránh xa những nơi này.

Thứ hai, sòng bạc

Có rất nhiều nguyên nhân khiến con người ta nợ nần chồng chất, tán gia bại sản, tuy nhiên đánh bạc luôn được xếp ở top đầu. Từ xưa đến nay, số người giàu lui tới sòng bạc nhiều không kể xiết. Cờ bạc có thể gây nghiện, nhưng lại toàn dẫn tới những điều tiêu cực mà không có một chút lợi ích nào.

Người nghiện cờ bạc rất khó bỏ Hầu hết mọi người đều tham lợi lộc, cho rằng chỉ cần một chút đầu tư là có thể kiếm được vô số tiền. Tâm lý chung của những người đam mê bài bạc đó là: Thắng ham ăn, thua ham gỡ. Cuối cùng, họ chẳng thể dứt ra được, mãi mãi đắm chìm trong cái vòng luẩn quẩn đó. Đến khi thân tàn ma dại, tiền bạc đội nó ra đi hết, người ta có hội hận cũng không kịp nữa rồi.

Thứ ba, quê hương

Khi thành công rồi, không phải ai cũng nên trở về quê cũ. Khi trở về quê, bạn cũng nên giữ tâm thái khiêm nhường, đừng khoa trương hay thể hiện bản thân quá đà. Thứ nhất, dù bạn thành công thì vẫn có những ý kiến trái chiều xung quanh thành công của bạn.

Ngoài ra, khi bạn thành công rồi, không ít người sẽ vây quanh bạn để mượn tiền bạn, nhờ bạn giúp đỡ. Nếu cho vay, điều này có thể nuôi dưỡng thói quen xấu, không làm mà hưởng của người khác. Ngược lại nếu không cho, anh ta sẽ trở thành kẻ bạc tình bạc nghĩa, bị người khác ghen ghét, đặt điều, nói xấu sau lưng.

Không tiền không gần 2 người

Khi con người có tiền, trở nên giàu có, tự nhiên có nhiều người tiếp cận, nhờ cậy. Nhưng khi hết tiền, người ta lại tìm cách lánh mặt, sợ bạn tìm đến nhờ giúp. Có tiền, người khác đợi bạn nói; không tiền, người ta lại nói như té nước vào mặt bạn,

Có tiền, bạn làm điều gì cũng đúng; không tiền, việc gì bạn làm cũng bị người ta chê bai, ghét bỏ. Có tiền, bạn có thể cất cao tiếng nói, lớn tiếng bình luận, bàn về lý tưởng; không tiền, bạn nói gì cũng chỉ khiến người khác cười nhạo vào mặt mình.

bac-2-1646626159

Sống trên đời, mỗi người cần phải biết học cách nhìn người. Khi lâm vào cảnh nghèo khó, chúng ta mới có thể nhìn rõ được bộ mặt thật của người thân, bạn bè xung quanh. Lúc này, dù nghèo nhưng không được nhụt chí và phải tránh xa 2 loại người dưới đây.

Thứ nhất, người cố lợi dụng bạn

Khi có tiền, xung quanh chúng ta sẽ xuất hiện nhiều người thân quen cũ, bạn bè cũ, người xưa lâu không gặp… Họ vốn chẳng gần gũi gì, họ hàng xa không qua lại với nhau hoặc những kẻ tiểu nhân xảo quyệt. Tuy nhiên, mục đích chung của họ đều là muốn lợi dụng và tìm kiếm lợi ích từ bạn.

Thêm một chuyện không bằng bớt một chuyện, chuyện của người khác tốt nhất đừng xen vào. Đừng thấy ai làm thân cũng vội vàng chấp nhận, kết quả bạn chỉ tự tìm lấy phiền não, rắc rối mà thôi.

Nếu có tiền, đừng tự tin đắc ý, khoe khoang vô lối. Hãy sống khiêm tốn, đừng phô trương, để lộ tài sản của mình cho người ngoài thấy được. Cuộc sống vốn nhiều điều bất ngờ, tốt nhất nên đề phòng và cảnh giác.

Thêm một chuyện không bằng bớt một chuyện, chuyện của người khác tốt nhất đừng xen vào. Ảnh: minh họaĐiều đáng nói, những “kẻ bắt quàng làm họ” thường rất giỏi ngụy trang. Bề ngoài ra vẻ đối xử tốt với bạn, đi đâu cũng nghĩ đến và quan tâm bạn, nhưng thực tế thì không. Họ chỉ làm điều đó khi bạn còn giá trị lợi dụng, khi bạn sa cơ thất thế, họ sẽ là những người đầu tiên bỏ mặc bạn. Chưa kể, họ còn sẵn sàng đâm chọc sau lưng bạn khi có cơ hội. Họ chiếm thành quả lao động vất vả của bạn cho vào túi riêng, sau đó trở mặt.

Thứ hai, kẻ đạo đức giả

Hầu hết những người đạo đức giả thường có nội tâm xấu tính. Họ luôn coi mình là đúng, thường xuyên coi thường người khác, đặc biệt là những người không bằng họ và những người không có tiền.

Những kẻ “ngụy quân tử” thường đối xử lạnh nhạt với người khác. Chỉ khi có mục đích, họ mới trưng ra bộ mặt tốt đẹp, thân thiện. Chưa kể, những người này thường đứng ở khía cạnh đạo đức để nói ra những lời “đâm thấu tim gan”. Không những không thông cảm, họ còn tranh thủ giẫm đạp, dìm người khác xuống để mình đứng lên vị trí cao hơn.

Theo:  xevathethao.vn copy link