Toàn cảnh "Hồ sơ Panama"

18:30, Thứ ba 05/04/2016

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Toàn cảnh vụ tiết lộ tài liệu mật lớn nhất trên thế giới gây chấn động khi phanh phui hoạt động phi pháp của nhiều nhân vật quyền lực, nổi tiếng.

Vụ rò rỉ dữ liệu của công ty luật Mossack Fonseca ở Panama mới đây đã tạo ra cơn địa chấn trên các phương tiện truyền thông quốc tế. Nhiều tiết lộ chấn động liên quan đến các chính khách trên toàn thế giới, các “thiên đường thuế”, những tên tuổi lớn trong ngành giải trí, thể thao đồng loạt được đưa ra.

Trong số này có khoảng 140 chính khách, trong đó có 12 nguyên thủ và cựu nguyên thủ từ nhiều nước khác nhau trên thế giới, cùng với không ít những nhân vật nổi tiếng trong giới giải trí, doanh nhân…

Những tên tuổi lớn bị liệt vào danh sách này có cộng sự của Tổng thống Nga Vladimir Putin, thân nhân của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Iceland Sigmundur Gunnlaugsson, gia đình Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif, gia đình và cộng sự của cựu tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak, cựu lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi, Tổng thống Syria Bashar al-Assad…

“Hồ sơ Panama” được cho là vụ tiết lộ tài liệu mật lớn nhất trong lịch sử, thậm chí lớn hơn vụ tiết lộ của WikiLeaks năm 2010.

Toàn cảnh
 Chấn động thế giới "Hồ sơ Panama"

Hồ sơ Panama chứa lượng tài liệu mật khổng lồ tiết lộ cách thức những người giàu có và quyền lực giấu tài sản của họ. Có hơn 11,5 triệu tài liệu nằm trong 2,6 terabyte dữ liệu.

Được biết 11,5 triệu tài liệu này là các chứng từ thu thập được trong khoảng thời gian từ những năm 1970 đến tháng 12/2015 và được hơn 370 phóng viên từ hơn 70 quốc gia khác nhau điều tra, thẩm định. Tài liệu sau đó được cung cấp cho hơn 100 hãng truyền thông trên thế giới.

“Hồ sơ Panama” phần đầu bao gồm những dữ liệu ghi lại hoạt động tài chính cũng như những đối tác của hơn 214.000 cơ sở ở nước ngoài do tập đoàn luật Mossack Fonseca thành lập hoặc điều hành trong 40 năm qua, có trụ sở chính ở Panama.
 
Nhiều tài liệu bí mật, trong đó đề cập tới hoạt động tài chính của một loạt nhân vật giàu có và có thế lực trên thế giới, được cho là trốn thuế với sự trợ giúp của công ty luật Mossack Fonseca đã bị phanh phui.

Ngoài các chính khách, nhân vật quyền lực, các nhân vật trong ngành giải trí như ngôi sao điện ảnh Thành Long, danh thủ bóng đá Lionel Messi hay những ông lớn trong Liên đoàn bóng đá (FIFA) cũng có tên trong danh sách đen này.

“Hồ sơ Panama” - tài liệu rò rỉ “lớn nhất lịch sử” vừa được công bố đã cho thấy hang loạt các công ty làm ăn phi pháp, cũng như vạch ra vô số phương thức mà những người giàu có sử dụng để trốn thuế từ các công ty bí mật ở nước ngoài. Tài liệu này được cho là một đòn giáng mạnh vào các hoạt động trốn thuế, rửa tiền trên toàn thế giới.
 
Ngay sau khi vụ rò rỉ “Hồ sơ Panama” được tiết lộ, Bộ trưởng tài chính Pháp cho biết Pháp sẽ tìm cách tiếp cận các dữ liệu trong hồ sơ này đồng thời tiến hành điều tra thuế đối với các cá nhân có liên quan và sẽ áp dụng hình phạt đối với những trường hợp được xác định là trốn thuế. Trong khi đó, Tổng thống Pháp Francois Holland cho rằng, vụ tiết lộ Hồ sơ Panama là một tin tốt nhằm thúc đẩy doanh thu thuế.
 
Tổng thống Pháp Francois Holland nói, "Pháp đã chống lại những hành động tham nhũng, rửa tiền, trốn thuế trong suốt 4 năm qua. Liên quan đến những tiết lộ có ảnh hưởng đến các cá nhân người Pháp, chúng tôi đảm bảo sẽ điều tra đến tận cùng và đưa vụ việc ra trước công lý."

Trong khi đó, Australia cho biết nước này đang tiến hành điều tra 800 công dân có tên trong hồ sơ bị rò rỉ, trong đó đã xác định được 120 người có liên hệ với một công ty dịch vụ tài chính có trụ sở tại Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc). Cùng ngày, phản ứng trước thong tin về vụ rò rỉ “Hồ sơ Panama”, Bộ trưởng tài chính Ấn Độ Arun Jaitley cảnh những người thực hiện và tiếp tay cho các hoạt động trốn thuế, rửa tiền sẽ phải trả giá đắt.
 
Ông Arun Jaitley – Bộ trưởng tài chính Ấn Độ cho rằng những báo cáo này không chỉ ảnh hưởng đến Ấn Độ mà còn ảnh hưởng đến phần còn lại của thế giới. Tôi nghĩ đây là một lời nhắc nhở nghiêm khắc đối với tất cả chúng ta, với sang kiến G20, với những giao dịch song phương có hiệu lực từ năm 2017, rằng thế giới sẽ là một tổ chức minh bạch hơn, vì thế những người thực hiện và tiếp tay cho các hoạt động trốn thuế, rửa tiền sẽ phải trả giá đắt.
 
Ông Robert Palmer – Chuyên gia chống tham nhũng, Tổ chức Nhân chứng toàn cầu khẳng định, có 1 ranh giới rất nhỏ giữa việc tránh thuế (có thể hợp pháp) và việc trốn thuế (bất hợp pháp). Nhưng vấn đề ở đây là có bí mật chuyển tiền ra nước ngoài, với việc che giấu danh tính thực sự đằng sau mạng lưới phức tạp của các công ty.”

Trong số các nước châu Âu thì Iceland được xem là bị chấn động nhất trong vụ rò rỉ này này bởi danh sách “Hồ sơ Panama” có xuất hiện tên của đương kim Thủ tướng Sigmundur Gunnlaugsson và 2 Bộ trưởng quan trọng trong chính quyền là Bộ trưởng Kinh tế & tài chính và Bộ trưởng Nội vụ. Ngay sau khi tài liệu mật này được tiết lộ, hàng nghìn người dân Iceland đã xuống đường biểu tình đòi chính phủ và cá nhân Thủ tướng Gunnlaugsson phải từ chức.
 
Tại một quốc gia khác là Tây Ban Nha, những tiết lộ từ “Hồ sơ Panama” cũng đang khiến nhiều nhân vật nổi tiếng ở nước này trở thành tâm điểm dư luận, trong đó có các nhân vật trong Hoàng gia Tây Ban Nha.

Các hoạt động rửa tiền thực chất là hợp thức hóa những khoản tiền phi pháp. Nó giúp việc sử dụng chúng không bị giám sát, khiến bại lộ các hành vi phi pháp. Khi tham nhũng, một chính trị gia cần rửa số tiền bẩn để không bị lộ. Nó sẽ được chuyển tới một công ty con của trung tâm tài chính nước ngoài. Số tiền này sẽ được chuyển vào tài khoản không ghi tên thuộc sở hữu của công ty ma mà không ai có thể truy tìm nguồn gốc. Từ tài khoản này, số tiền có thể được dùng hợp pháp trên khắp thế giới.

Theo trang tin Moonofalabama (Mỹ), “hồ sơ Panama” đơn giản chỉ là một âm mưu bôi nhọ, đánh gục một số người mà "đế chế" Mỹ không yêu thích. Nó còn là cơ hội để “kẻ đại diện” thực hiện ngón đòn tống tiền: Hứa sẽ không công bố thêm thông tin về các nhân vật chưa bị lộ nhưng đổi lại họ phải biết cách “đáp lễ”.

Hàng trăm các tổ chức, cá nhân trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến hoạt động rửa tiền, trốn thuế được nêu tên đích danh trong “Hồ sơ Panama”. Đa phần trong số này đều là những cái tên mà Mỹ không mấy ưa thích. Các mục tiêu bị đánh phá thậm chí còn được "tính toán kĩ hơn", với kết quả là những câu chuyện chống lại những người như Tổng thống Nga Vladimir Putin, một số quan chức trong Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA).

“Nạn nhân cao cấp nhất” trong số này là Thủ tướng Iceland Sigmundur David Gunnlaugsson – người được cho là cùng với vợ đứng ra nhờ Mossak Fonseca lập một công ty ma. Thế nhưng ông này thì cũng được nói là “chưa có bằng chứng rõ ràng”.

Mossack Fonseca là một công ty luật có trụ sở tại Panama, với văn phòng đại diện và hơn 600 nhân viên làm việc tại 42 quốc gia trên thế giới. 

Mossack Fonseca là nhà cung cấp dịch vụ pháp lý kinh tế lớn thứ 4 trên thế giới, với hơn 300.000 khách hàng.

Công ty được thành lập vào năm 1977, bởi Jurgen Mossack và Ramon Fonseca. Công ty này chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý cho các công ty và tập đoàn ở nước ngoài. Các dịch vụ bao gồm tư vấn luật thương mại, dịch vụ ủy thác, tư vấn đầu tư và quản lý tài sản.

Tuy nhiên hoạt động của công ty luật này khá mờ ám, trước vụ rò rỉ cuối tuần qua, Mossack Fonseca từng bị cáo buộc giúp các công dân nước ngoài lách luật thuế khi sinh sống tại Panama.

Khả năng bùng phát dịch bệnh do virus Zika ở Việt Nam là rất lớn
Khả năng bùng phát dịch bệnh do virus Zika ở Việt Nam là rất lớn
(Xã hội) - (Phunutoday) - Đại diện Bộ Y tế cho biết, con đường truyền bệnh của virus Zika hiện nay tại VN là muỗi vằn mà nước ta lại nằm trong vành đai sốt xuất huyết.
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Vũ Trung Thành