Tội phạm già có thể được miễn tạm giam

17:00, Thứ năm 15/10/2015

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Được biết, đây là một trong những nội dung đã được điều chỉnh trong dự án Bộ Luật hình sự (sửa đổi), thảo luận tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Dự thảo Luật tố tụng hình sự đã bỏ quy định "không áp dụng tạm giam đối với người từ 70 tuổi trở lên" và chỉnh lý theo hướng giữ quy định hiện hành: "không tạm giam đối với người già yếu nếu họ có nơi cư trú và lai lịch rõ ràng".

Được biết, đây là một trong những nội dung đã được điều chỉnh trong dự án Bộ Luật hình sự (sửa đổi), thảo luận tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 14/10.

Theo báo cáo giải trình và tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, về vấn đề căn cứ và thời hạn tạm giam, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị bỏ quy định " không áp dụng tạm giam đối với người từ 70 tuổi trở lên". 

Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận thấy, thực tiễn đã xảy ra nhiều trường hợp người từ 70 tuổi trở lên còn có hành vi mua bán ma túy, giết người, hiếp dâm...; việc không tạm giam đối với những trường hợp này sẽ khó khăn cho các công tác xử lý tội phạm.

Vì vậy, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã bỏ quy định "không áp dụng tạm giam đối với người từ 70 tuổi trở lên"  và chỉnh lý theo hướng giữ quy định hiện hành: không tạm giam đối với người già yếu nếu họ có nơi cư trú và lai lịch rõ ràng.

Bên cạnh đó, để tránh lạm dụng tạm giam đối với bị can, bị cáo, đa số các Đại biểu Quốc hội đề nghị cần cụ thể hóa căn cứ “có hành vi khác cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử” (Điều 106).

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị cụ thể hóa: “Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này”.

Liên quan đến "quyền im lặng", trong phiên thảo luận sáng nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đưa ra hai phương án:

Phương án thứ nhất: “Người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền “trình bày lời khai, đưa ra ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội”.

toi-pham-phunutoday-vn
Ảnh minh họa

Phương án thứ hai: “Người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền trình bày lời khai, đưa ra ý kiến, không bị ép buộc đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc bị ép buộc phải nhận mình có tội”.

Đối với quyền của bị can đọc, ghi chép tài liệu trong hồ sơ vụ án (Điều 59), đa số Đại biểu Quốc hội tán thành với quy định: sau khi kết thúc điều tra nếu bị can có yêu cầu thì được đọc, ghi chép bản sao hoặc các tài liệu đã được số hóa trong hồ sơ vụ án. Tuy nhiên về phạm vi tài liệu được đọc, ghi chép thì có 2 loại ý kiến:

Loại ý kiến thứ nhất: để bảo đảm tính khả thi, cần quy định bị can được đọc, ghi chép "bản sao các tài liệu liên quan đến việc buộc tội họ".

Loại ý kiến thứ hai: để đảm bảo tốt hơn quyền tự bào chữa của bị can, cần quy định bị can có quyền được đọc, ghi chép “toàn bộ bản sao tài liệu trong hồ sơ vụ án” hoặc “tài liệu đã được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội”.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị: Kể từ khi kết thúc điều tra bị can có quyền đọc, ghi chép bản sao hoặc tài liệu đã được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa khi họ có yêu cầu.

Để bảo đảm chặt chẽ khi áp dụng, các cơ quan có thẩm quyền cần hướng dẫn về trình tự, thủ tục, thời hạn, địa điểm bị can đọc, ghi chép bản sao các tài liệu, UBTVQH đề nghị quy định: Chính phủ chủ trì, phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, thời hạn, địa điểm bị can đọc, ghi chép bản sao hoặc tài liệu đã được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa khi họ có yêu cầu.

Theo dự thảo Luật, những người có thẩm quyền ra lệnh bắt được quy định tại khoản 1 Điều 100 của Bộ luật này có quyền ra lệnh tạm giam. Lệnh tạm giam của những người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 100 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát phê chuẩn trước khi thi hành. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc tạm giam, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Viện kiểm sát phải hoàn trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn.

Cơ quan điều tra phải kiểm tra căn cước của người bị tạm giam và thông báo ngay cho gia đình người bị tạm giam và cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị tạm giam cư trú hoặc làm việc biết.

Suýt chết vì nuốt trọn cả chiếc điện thoại cùng 2 bộ sạc vào bụng
Suýt chết vì nuốt trọn cả chiếc điện thoại cùng 2 bộ sạc vào bụng
(Xã hội) - (Phunutoday) - Một người đàn ông đã suýt tử vong sau khi… nuốt trọn cả một chiếc điện thoại di động cùng hai bộ sạc điện thoại vào bụng.
Vợ chồng dễ theo dõi nhau hơn nhờ smartphone
Vợ chồng dễ theo dõi nhau hơn nhờ smartphone
(Khám phá) - (Phunutoday) - Một lần đi nhậu nhưng nói dối vợ là ở lại công sở làm muộn, anh Khang ngỡ ngàng khi vợ nhắn tin nói cụ thể anh đang ngồi ở đâu kèm lời trách móc.
Hôn nhân không như lúc khi yêu được đâu em ạ!
Hôn nhân không như lúc khi yêu được đâu em ạ!
(Chia sẻ) - (Phunutoday) - Trước đây khi yêu em, anh chỉ mong em được vui vẻ, nên anh đưa em đi bất cứ nơi đâu anh thích, em thích.
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Nguyen Thuy Quynh