Chứng nghiến răng khi ngủ có nguy hiểm không?

( PHUNUTODAY ) - Tật nghiến răng gặp ở cả người lớn và trẻ em, tuy ít ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nhiều người thường bỏ qua khiến mòn men răng đi kèm các bệnh lý về răng nguy hiểm khác.

Nghiến răng khi ngủ

Nghiến răng là khi các răng nghiến chặt và mài hai hàm vào với nhau. Tình trạng này xảy ra phổ biến nhất ở cả người lớn và trẻ em trong khi ngủ. Nó gây nên những âm thanh nhỏ hoặc lớn trong đêm khiến người ngủ bên cạnh thức giấc. Thế nhưng người bị bệnh vẫn không hề hay biết bởi đây là hành động vô thức khi ngủ. Ngoài ra, khi ở trạng thái căng thẳng hoặc giận dữ quá mức thì một số người vẫn nghiến răng như một thói quen.

tre-nghien-rang-khi-ngu-nguyen-nhan-va-cach-chua-hieu-qua3_0_0

Nguyên nhân gây nghiến răng

Hiện nay, tình trạng này vẫn chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng nhưng người ta cho rằng, các yếu tố sau có liên quan mật thiết:

– Rối loạn giấc ngủ: Hội chứng này không còn xa lạ với các nước đang phát triển. Số người gặp các vấn đề trong giấc ngủ tăng lên qua nhiều năm. Họ thường ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ, ngủ chập chờn, mơ thấy ác mộng hoặc bóng đè và nghiến răng cũng là tình trạng thường gặp.

– Rối loạn thần kinh: Một số nghiên cứu cho rằng những người có tật nghiến răng thường căng thẳng quá mức, lo âu, trầm cảm.

– Các khớp bị sai lệch, vị trí răng hàm trên và hàm dưới không khớp đều nhau.

– Tác dụng phụ của một số thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm có thể gây nên tật nghiến răng. Một số loại thuốc như: Zoloft (sertraline), Prozac (fluoxetine), Paxil (paroxetine).

– Do bệnh lý: bệnh Parkinson, bệnh Huntington hoặc bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.

Nghiến răng có nguy hiểm không?

Nghiến răng tưởng chừng như không nguy hiểm nhưng nó thực sự là vấn đề nếu cứ kéo dài liên tục ở mức độ nặng. Nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng:

– Mòn men răng và ngà răng.

– Mẻ răng hoặc nứt gãy răng, đau răng.

– Khiến răng nhạy cảm hơn.

– Mỏi và căng cơ hàm, khi nhai lại đau

– Rối loạn khớp thái dương hàm, xương hàm 2 bên.

– Đau tai, đau vùng đầu mặt do cứng cơ.

ngu-nghien-rang-la-benh-gi1

Bệnh nghiến răng để lâu ngày có bị ảnh hưởng đến thần kinh không?

- Nếu nghiến răng do nguyên nhân tại chỗ, rối loạn khớp cắn giữa răng hàm trên và hàm dưới thì không nghiêm trọng đến mức dẫn đến bị tâm thần hay không kiểm soát được hành vi. Nhưng ảnh hưởng đến hệ thống thái dương hàm: bao gồm, khớp thái dương, răng và các cơ, thần kinh điều khiển hoạt động hàm dưới.

- Tuy nhiên, nghiến răng do rối loạn giấc ngủ, do căng thẳng, lo lắng gây ra thì chính việc rối loạn giấc ngủ, stress lâu ngày mới gây nên vấn đề thần kinh, tâm thần. Chứ nghiến răng không đưa đến bệnh thần kinh tâm thần.

- Trong trường hợp này nghiến răng có thể là một dấu hiệu của tình trạng rối loạn thần kinh, tâm thần trước đó. Do vậy khi phát hiện có nghiến răng cần nên cần lưu ý xem có phải nguyên nhân do rối loạn thần kinh, tâm thần hay không để điều trị kịp thời tình trạng rối loạn thần kinh, tâm thần thì khi đó dấu hiệu nghiến răng cũng sẽ tự động mất đi.

4 bước loại bỏ triệu chứng nghiến răng bạn nên biết

BƯỚC 1

Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể đang bị nghiến răng, bước đầu tiên và quan trọng nhất là hãy đến gặp nha sĩ. Họ có thể cho bạn biết chính xác thực tế là bạn có đang bị nghiến răng hay không. Vì vậy, đi khám nha khoa định kỳ là rất quan trọng vì nhiều người nghiến răng vào ban đêm mà không biết điều đó trừ khi nha sĩ của họ thông báo – hoặc người ngủ chung - nói với họ, hoặc họ có các dấu hiệu như hàm đau, ê buốt răng, đau đầu, răng lung lay, đau tai và ù tai.

BƯỚC 2

Tiếp theo, nha sĩ của bạn sẽ giúp bạn tìm ra các nguyên nhân gây ra triệu chứng nghiến răng của bạn, nghiến răng có thể là hệ quả của một số yếu tố như: căng thẳng, chế độ ăn uống, hoặc răng lệch.

thum-nghien-rang

BƯỚC 3

Nha sĩ sau đó có thể giúp bạn xác định phương pháp điều trị thích hợp. Liệu pháp có thể liên quan đến việc quản lý sự căng thẳng, nẹp răng, bảo vệ miệng, hoặc các thủ tục nha khoa mở rộng khác. Bởi vì bệnh nghiến răng rất phổ biến ở trẻ em và thường phát triển nhanh, đôi khi không có phương pháp điều trị nào được khuyến khích.

BƯỚC 4

Nếu bạn đang dùng một phương pháp điều trị nào đó, bạn sẽ cần phải theo dõi. Ví dụ, nếu bạn đang nói đến việc mang một dụng cụ bảo vệ miệng hoặc nẹp cắn, bạn sẽ cần phải sử dụng nó chính xác như những gì nha sĩ chỉ thị. Nẹp là một trong những phương pháp phổ biến nhất để bảo vệ và ổn định răng chống lại bệnh nghiến răng.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn