1. Mướp đắng
Cũng giống như vỏ chanh, trà, sôcôla đen, những thực phẩm có vị đắng đặc trưng, mướp đắng được xếp vào danh sách các thực phẩm khó ăn nhất. Tuy nhiên, với những người đã quen vị của loại quả này thì đây lại là món ăn khoái khẩu.
Mướp đắng giàu folate, là thực phẩm lý tưởng cho bà bầu nhằm ngăn ngừa dị tật ống thần kinh của thai nhi. Mướp đắng cũng giàu vitamin B, C, các chất như sắt, kẽm, kali, mangan, magiê và chất xơ giúp giảm táo bón hiệu quả, bảo vệ màng tế bào và ngăn ngừa xơ vữa động mạch, cải thiện khả năng hoạt động của tim.
2. Rong biển
Khác với các loại cá, mùi tanh của rong biển khiến nhiều người không dám lại gần các món ăn. Có nhiều cách chế biến rong biển như xào, nấu canh hoặc cuộn sushi để giảm bớt mùi tanh của loại thực phẩm này.
Rong biển là nguồn dồi dào các chất iốt, vitamin K, vitamin B2 (thường có trong thịt, cá, sữa, rau xanh), axit pantotenic, magiê, sắt, canxi. Ngoài ra, nó còn chứa lượng lớn lignans, hợp chất thực vật ngăn ngừa tế bào ung thư, chống viêm, làm sạch máu, giảm huyết áp và ngừa táo bón.
3. Sầu riêng
Sầu riêng là loại quả nặng mùi nhất và khó ăn đối với nhiều người nhưng sầu riêng lại mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và sắc đẹp.
Loại quả này rất giầu chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón. 100g sầu riêng mỗi ngày cũng cấp 805 nhu cầu về vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng, làm mau lành vết thương và thúc đẩy quá trình hình thành collagen giúp da khỏe đẹp và ngăn ngừa lão hóa.
4. Sung
Quả sung và lá sung non chứa nhiều mủ chát, trong đó có khoảng 50% chất lisozim. Đó là một hoạt chất sinh học có tác dụng sát khuẩn. Ăn sung có tác dụng cân bằng dinh dưỡng, giảm hấp thu mỡ, làm chắc ruột.
5. Chuối xanh
Quả chuối xanh chứa 10% tinh bột, khi chín chỉ còn 1,2% tinh bột. Trong quả chuối có nhiều hoạt chất sinh học quý: serotonin, norepinephrin. Đặc biệt có các hoạt chất giúp co giãn thành mạch là dopamin và catecholamin.
Ăn quả chuối xanh sẽ làm giảm kích thích thần kinh, giúp phát triển màng nhầy, tạo thêm được các tế bào tiết chất nhầy giúp phòng tránh các bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng. Nếu ăn cơm với quả chuối xanh thường xuyên sẽ tránh được đau dạ dày. Lõi chuối non, hoa chuối và chuối xanh có thể thái mỏng ăn như rau sống, có tác dụng chống bệnh táo bón, bệnh béo phì, có tác dụng làm se cứng các vết loét dạ dày, giúp cân bằng dinh dưỡng, giảm hấp thu đường và lipit.
6. Quả hồng
Vị chát của quả hồng lại mang tới cho cơ thể nguồn axit axit phytic và axit oxalic, những chất chống oxy hoá mạnh mẽ, giúp làm chậm quá trình lão hoá của các tế bào cũng như ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Đối với phụ nữ, quả hồng có tác dụng kỳ diệu trong việc làm đẹp da bởi khả năng chống nhăn và chống nắng. Vì chứa nhiều Vitamin C, A, chất sắt giúp da hồng hào và duy trì thành phần đúng của máu, cải thiện sức khỏe làn da và tóc.
7. Thực phẩm thô
Các loại thực phẩm thô, đặc biệt là các loại ngũ cốc chưa qua chế biến thường khó ăn do vẫn còn độ cứng. Tuy nhiên, chúng lại rất giàu chất xơ hoà tan giúp ngăn ngừa táo bón và ung thư ruột kết. Ngoài ra, các thực phẩm thô còn giúp cơ thể giải độc và là sự lựa chọn lý tưởng cho những người muốn giảm cân hoặc kết hợp với các bữa ăn có nhiều chất béo khó tiêu.
Ăn nhiều thực phẩm thô thay cho thực phẩm tinh lọc là giải pháp chính trong chế độ dinh dưỡng đối với người bị rối loạn tiêu hóa, kể cả loét dạ dày.
8. Rau đắng
Rau đắng có tác dụng tạo cảm giác thèm ăn, điều hòa tiêu hóa, kích thích hệ tiêu hóa tiết men phân giải thức ăn, điều hòa nhu động ruột, chống táo bón.