TQ cấm đánh bắt cá, Nhật ’cấp tàu tuần tra cho VN’

19:05, Thứ tư 08/05/2013

( PHUNUTODAY ) - Nhật cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam "đối phó Trung Quốc", Bộ trưởng Quốc phòng TQ đưa ra cam kết "lạc điệu" về Biển Đông, TQ áp đặt Lệnh cấm đánh bắt cá năm 2013 trên Biển Đông... là tin tức thời sự chính ngày 8/5.

(Ảnh nóng) - Nhật cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam "đối phó Trung Quốc", Bộ trưởng Quốc phòng TQ đưa ra cam kết "lạc điệu" về Biển Đông, TQ đơn phương áp đặt Lệnh cấm đánh bắt cá năm 2013 trên Biển Đông... là tin tức thời sự chính ngày 8/5.

Trung Quốc chuẩn bị áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá năm 2013 ở những khu vực rộng lớn thuộc Biển Đông trong thời gian 2 tháng rưỡi. Đây không phải là lần đầu tiên giới lãnh đạo Trung Quốc đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông. Từ năm 1999, cứ đều đặn hàng năm, Trung Quốc đều đưa ra lệnh đánh bắt cá vào mùa hè ở khu vực Biển Đông mà nước này tự nhận là thuộc chủ quyền lãnh thổ của mình.
Trung Quốc chuẩn bị áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá năm 2013 ở những khu vực rộng lớn thuộc Biển Đông trong thời gian 2 tháng rưỡi. Đây không phải là lần đầu tiên giới lãnh đạo Trung Quốc đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông. Từ năm 1999, cứ đều đặn hàng năm, Trung Quốc đều đưa ra lệnh đánh bắt cá vào mùa hè ở khu vực Biển Đông mà nước này tự nhận là thuộc chủ quyền lãnh thổ của mình.

 

Theo công bố của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, lệnh cấm đánh bắt cá có hiệu lực từ 12 giờ ngày 16/5 đến 12 giờ ngày 1/8/2013. Phạm vi cấm đánh bắt từ 12 độ vĩ Bắc đến khu vực giao giữa tỉnh Phúc Kiến và tỉnh Quảng Đông. Như vậy, bãi cạn Scarborough đang tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines cũng nằm trong phạm vi này.Lệnh cấm sẽ được áp dụng với cả ngư dân Trung Quốc lẫn ngư dân nước ngoài, trong đó có các nước đang có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh ở khu vực Biển Đông giàu tài nguyên.
Theo công bố của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, lệnh cấm đánh bắt cá có hiệu lực từ 12 giờ ngày 16/5 đến 12 giờ ngày 1/8/2013. Phạm vi cấm đánh bắt từ 12 độ vĩ Bắc đến khu vực giao giữa tỉnh Phúc Kiến và tỉnh Quảng Đông. Như vậy, bãi cạn Scarborough đang tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines cũng nằm trong phạm vi này.Lệnh cấm sẽ được áp dụng với cả ngư dân Trung Quốc lẫn ngư dân nước ngoài, trong đó có các nước đang có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh ở khu vực Biển Đông giàu tài nguyên.

 

Trong thời gian áp đặt lệnh cấm đánh bắt, Trung Quốc sẽ tịch thu tàu thuyền, thiết bị và cá của những ngư dân vi phạm. Ngư dân Trung Quốc vi phạm sẽ bị phạt và bị tạm thu giấy cấp phép đánh bắt cá. Trường hợp đặc biệt đánh bắt tại khu vực 12 độ Vĩ Bắc trở xuống phải có giấy phép của cơ quan chức năng.
Trong thời gian áp đặt lệnh cấm đánh bắt, Trung Quốc sẽ tịch thu tàu thuyền, thiết bị và cá của những ngư dân vi phạm. Ngư dân Trung Quốc vi phạm sẽ bị phạt và bị tạm thu giấy cấp phép đánh bắt cá. Trường hợp đặc biệt đánh bắt tại khu vực 12 độ Vĩ Bắc trở xuống phải có giấy phép của cơ quan chức năng.

 

Thời báo Hoàn Cầu ngày 8/5 dẫn nguồn tin báo Sankei Nhật Bản cùng ngày cho biết, chính phủ Nhật Bản hôm 7/5 nói rằng trong hội nghị về an ninh biển giữa Nhật Bản với Việt Nam sẽ diễn ra trong tháng này, Nhật Bản sẽ đề nghị chính phủ Việt Nam nên
Thời báo Hoàn Cầu ngày 8/5 dẫn nguồn tin báo Sankei Nhật Bản cùng ngày cho biết, chính phủ Nhật Bản hôm 7/5 nói rằng trong hội nghị về an ninh biển giữa Nhật Bản với Việt Nam sẽ diễn ra trong tháng này, Nhật Bản sẽ đề nghị chính phủ Việt Nam nên "tách lực lượng Cảnh sát biển ra khỏi biên chế Bộ Quốc phòng thành lực lượng độc lập" để Nhật Bản cung cấp tàu tuần tra cho Cảnh sát biển Việt Nam, tăng cường hiệu quả hợp tác Nhật - Việt trong lĩnh vực đảm bảo an ninh ở Biển Đông, "đối phó với (những hành vi khiêu khích của) Trung Quốc".

 

Cũng dẫn nhận định của tờ Sankei, Thời báo Hoàn Cầu cho hay việc Nhật Bản đề nghị một nước khác thay đổi cơ cấu, biên chế của lực lượng Cảnh sát biển là một động thái hiếm gặp. Theo Sankei, sở dĩ Nhật Bản đưa ra đề xuất này là vì Nhật Bản không thể cung cấp tàu tuần tra cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam thông qua kênh ODA vì luật pháp hiện hành của Nhật Bản không cho phép viện trợ ODA cho
Cũng dẫn nhận định của tờ Sankei, Thời báo Hoàn Cầu cho hay việc Nhật Bản đề nghị một nước khác thay đổi cơ cấu, biên chế của lực lượng Cảnh sát biển là một động thái hiếm gặp. Theo Sankei, sở dĩ Nhật Bản đưa ra đề xuất này là vì Nhật Bản không thể cung cấp tàu tuần tra cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam thông qua kênh ODA vì luật pháp hiện hành của Nhật Bản không cho phép viện trợ ODA cho "các tổ chức quân sự", trong khi về cơ cấu tổ chức, Cảnh sát biển Việt Nam thuộc biên chế của Bộ Quốc phòng.

 

 Tờ Hoàn Cầu nói thêm, trong cuộc hội nghị an ninh biển Việt - Nhật sắp tới, phía Nhật Bản sẽ cử các quan chức ngoại giao, quốc phòng và Cảnh sát biển tham dự và sẽ thảo luận với các đối tác Việt Nam về vấn đề tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông, chống cướp biển và triển khai công tác cứu hộ.
Tờ Hoàn Cầu nói thêm, trong cuộc hội nghị an ninh biển Việt - Nhật sắp tới, phía Nhật Bản sẽ cử các quan chức ngoại giao, quốc phòng và Cảnh sát biển tham dự và sẽ thảo luận với các đối tác Việt Nam về vấn đề tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông, chống cướp biển và triển khai công tác cứu hộ.

 

Hãng thông tấn Kyodo ngày 7/5 đưa tin, trong khuôn khổ hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN tổ chức tại Brunei hôm 6/5, ông Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc cũng tham dự và đưa ra cam kết củng cố quốc phòng, an ninh với các nước ASEAN và tìm kiếm giải pháp hòa bình trong xử lý tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông. Tuy nhiên cái gọi là
Hãng thông tấn Kyodo ngày 7/5 đưa tin, trong khuôn khổ hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN tổ chức tại Brunei hôm 6/5, ông Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc cũng tham dự và đưa ra cam kết củng cố quốc phòng, an ninh với các nước ASEAN và tìm kiếm giải pháp hòa bình trong xử lý tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông. Tuy nhiên cái gọi là "giải pháp hòa bình" cho Biển Đông mà ông Toàn đang tìm kiếm, không có gì mới mẻ, vẫn là giọng điệu khăng khăng đòi "đàm phán tay đôi" giữa Bắc Kinh với từng bên tranh chấp.

 

Mặt khác, trong một tuyên bố đưa ra sau cuộc họp, các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN tái khẳng định quyết tâm của khối cùng đàm phán với Trung Quốc về bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) có tính ràng buộc pháp lý chặt chẽ hơn, nhưng Thường Vạn Toàn hoàn toàn né tránh đề cập đến vấn đề này trong chương trình nghị sự của cuộc họp.
Mặt khác, trong một tuyên bố đưa ra sau cuộc họp, các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN tái khẳng định quyết tâm của khối cùng đàm phán với Trung Quốc về bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) có tính ràng buộc pháp lý chặt chẽ hơn, nhưng Thường Vạn Toàn hoàn toàn né tránh đề cập đến vấn đề này trong chương trình nghị sự của cuộc họp.

 

Trong khi đó, Giới truyền thông Philippines ngày 7/5 đưa tin, chiều qua 7/5 trong cuộc họp báo Phó phát ngôn viên Phủ Tổng thống Philippines Abigail Valte cho biết Bộ Ngoại giao nước này đang xác minh đường đi và phạm vi hoạt động của 32 tàu cá Trung Quốc đang trên đường kéo ra khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam - PV) để đánh bắt trái phép.
Trong khi đó, Giới truyền thông Philippines ngày 7/5 đưa tin, chiều qua 7/5 trong cuộc họp báo Phó phát ngôn viên Phủ Tổng thống Philippines Abigail Valte cho biết Bộ Ngoại giao nước này đang xác minh đường đi và phạm vi hoạt động của 32 tàu cá Trung Quốc đang trên đường kéo ra khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam - PV) để đánh bắt trái phép.

 

"Chúng tôi sẽ chờ đợi xác nhận từ phía quân đội và Cảnh sát biển Philippines về hoạt động của các tàu cá Trung Quốc", bà Aibgail Valte cho biết, đồng thời nhấn mạnh các lực lượng chức năng Philippines sẽ tiến hành kiểm tra nếu phát hiện 32 tàu cá này đi vào vùng biển tranh chấp ở khu vực quần đảo Trường Sa

 

Hiện tại Manila không bình luận gì về các hoạt động của các tàu cá Trung Quốc nếu chúng còn đang ở vùng biển quốc tế trên Biển Đông, trừ khi phát hiện chúng đi vào khu vực mà Philippines tuyên bố
Hiện tại Manila không bình luận gì về các hoạt động của các tàu cá Trung Quốc nếu chúng còn đang ở vùng biển quốc tế trên Biển Đông, trừ khi phát hiện chúng đi vào khu vực mà Philippines tuyên bố "chủ quyền".

 

Bắc Kinh và Tokyo có thể sẽ bị lôi kéo vào một cuộc tranh chấp lãnh thổ mới sau khi một tờ báo hàng đầu của Trung Quốc hôm 8/5 lớn tiếng kêu gọi
Bắc Kinh và Tokyo có thể sẽ bị lôi kéo vào một cuộc tranh chấp lãnh thổ mới sau khi một tờ báo hàng đầu của Trung Quốc hôm 8/5 lớn tiếng kêu gọi "xem xét lại" chủ quyền của Nhật Bản đối với Okinawa - nơi có một căn cứ quân sự lớn của Mỹ. Theo bài viết trên tờ Nhân Dân nhật báo của đảng Cộng sản Trung Quốc, Trung Quốc có thể có chủ quyền đối với chuỗi đảo Ryukyu, trong đó bao gồm cả Okinawa, đã bị Nhật Bản tước đoạt và không trả lại cho nước này sau khi Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc.

 

Bài báo cũng nhắc lại lập luận của Chính phủ Trung Quốc cho rằng nhóm đảo Senkaku, nằm gần Okinawa và quần đảo Ryukyu, đang nằm dưới sự kiểm soát của Nhật Bản mà Bắc Kinh cùng tuyên bố chủ quyền, gọi là Điếu Ngư, cũng thuộc chủ quyền của nước này dựa theo các chứng cứ lịch sử mà nước này đưa ra, nhưng đã bị Tokyo bác bỏ.
Bài báo cũng nhắc lại lập luận của Chính phủ Trung Quốc cho rằng nhóm đảo Senkaku, nằm gần Okinawa và quần đảo Ryukyu, đang nằm dưới sự kiểm soát của Nhật Bản mà Bắc Kinh cùng tuyên bố chủ quyền, gọi là Điếu Ngư, cũng thuộc chủ quyền của nước này dựa theo các chứng cứ lịch sử mà nước này đưa ra, nhưng đã bị Tokyo bác bỏ.

 

Giới truyền thông Trung Quốc ngày 8/5 dẫn nguồn tin hãng Reuters cho hay, ngân hàng Trung Quốc hôm qua 7/5 cho biết, họ đã thông báo với ngân hàng Ngoại thương Bắc Triều Tiên rằng tài khoản của ngân hàng ngày bị khóa và tạm dừng mọi giao dịch từ tháng 4/2013. Động thái này của Bắc Kinh được Reuters xem như lần đầu tiên Trung Quốc đã mạnh tay cắt giảm các hoạt động giao dịch với Bắc Triều Tiên. Ngân hàng Ngoại thương Bắc Triều Tiên hồi tháng 3 vừa qua cũng bị Mỹ cấm vận với cáo buộc nó đã tham gia vào quá trình gom tiền cho Bình Nhưỡng phát triển vũ khí hạt nhân.
Giới truyền thông Trung Quốc ngày 8/5 dẫn nguồn tin hãng Reuters cho hay, ngân hàng Trung Quốc hôm qua 7/5 cho biết, họ đã thông báo với ngân hàng Ngoại thương Bắc Triều Tiên rằng tài khoản của ngân hàng ngày bị khóa và tạm dừng mọi giao dịch từ tháng 4/2013. Động thái này của Bắc Kinh được Reuters xem như lần đầu tiên Trung Quốc đã mạnh tay cắt giảm các hoạt động giao dịch với Bắc Triều Tiên. Ngân hàng Ngoại thương Bắc Triều Tiên hồi tháng 3 vừa qua cũng bị Mỹ cấm vận với cáo buộc nó đã tham gia vào quá trình gom tiền cho Bình Nhưỡng phát triển vũ khí hạt nhân.

 

Quân đội Hàn Quốc đang điều tra khả năng rò rỉ an ninh sau khi hôm Chủ Nhật khi Triều Tiên đã ám chỉ biết trước sự xuất hiện của tàu sân bay Nimitz ở cảng Busan trong tuần này.Một cuộc kiểm tra ban đầu cho thấy chưa có tuyên bố nào được đưa ra từ phía Seoul hay Washington, báo chí hai nước cũng chưa nhắc đến thông tin này trước khi Bình Nhưỡng nói đến.
Quân đội Hàn Quốc đang điều tra khả năng rò rỉ an ninh sau khi hôm Chủ Nhật khi Triều Tiên đã ám chỉ biết trước sự xuất hiện của tàu sân bay Nimitz ở cảng Busan trong tuần này.Một cuộc kiểm tra ban đầu cho thấy chưa có tuyên bố nào được đưa ra từ phía Seoul hay Washington, báo chí hai nước cũng chưa nhắc đến thông tin này trước khi Bình Nhưỡng nói đến.

 

Mới đây, có thông tin cho rằng đối mặt với các mối đe dọa tên lửa từ Triều Tiên, Hàn Quốc đang tìm hiểu tất cả các cách thức có thể giúp tự bảo vệ mình. Một trong các khả năng đó, Seoul có thể sẽ mua hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome của Israel. Nếu xảy ra một cuộc xung đột với Triều Tiên, Iron Dome sẽ rất hữu ích trong việc bảo vệ Seoul. Hệ thống này được thiết kế để đánh chặn và phá hủy các đạn pháo và tên lửa tầm ngắn có phạm vi khoảng 70 km.
Mới đây, có thông tin cho rằng đối mặt với các mối đe dọa tên lửa từ Triều Tiên, Hàn Quốc đang tìm hiểu tất cả các cách thức có thể giúp tự bảo vệ mình. Một trong các khả năng đó, Seoul có thể sẽ mua hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome của Israel. Nếu xảy ra một cuộc xung đột với Triều Tiên, Iron Dome sẽ rất hữu ích trong việc bảo vệ Seoul. Hệ thống này được thiết kế để đánh chặn và phá hủy các đạn pháo và tên lửa tầm ngắn có phạm vi khoảng 70 km.

 

Hôm qua, ngày 7/5, ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã gặp nhau tại Moscow để thảo luận về cuộc xung đột ở Syria.Ông Kerry cho biết những người tham gia sẽ thảo luận về cách để thực hiện một kế hoạch quốc tế cho sự chuyển đổi sang chính phủ dân chủ được nhất trí hồi năm ngoái bởi cả hai bên tại Geneva. (Tổng hợp từ GDVN, Dân trí, TNO)
Hôm qua, ngày 7/5, ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã gặp nhau tại Moscow để thảo luận về cuộc xung đột ở Syria.Ông Kerry cho biết những người tham gia sẽ thảo luận về cách để thực hiện một kế hoạch quốc tế cho sự chuyển đổi sang chính phủ dân chủ được nhất trí hồi năm ngoái bởi cả hai bên tại Geneva. (Tổng hợp từ GDVN, Dân trí, TNO)

 

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc