Trên đời có một loại người càng tránh xa thì bạn càng đáng giá

( PHUNUTODAY ) - Những người khó tính, hay cằn nhằn sẽ giúp bạn hoàn thiện bản thân mỗi ngày. Ngược lại những người quá dễ dãi, qua loa sẽ khiến bạn ảo tưởng về bản thân mình.

Khách hàng khó tính của tôi

Hồi còn đi thực tập, tôi có gặp khách hàng là một phu nhân người Hong Kong khó tính, hà khắc, thậm chí còn hơi điên.

Công việc của tôi khi ấy là viết một bài cho tập chí AA, mỗi tháng một lần. Tôi chưa từng làm công việc này bao giờ, lại càng không biết AA như thế nào. Gu thẩm mỹ của người Hong Kong tôi không rõ, nội dung của nó tôi càng chẳng hiểu. Mỗi tháng tôi mất đúng 20 ngày để làm việc này (đúng một tháng đi làm 20 ngày).

Tháng nào cũng vậy, thời gian khiến tôi cảm thấy suy sụp nhất chính là mấy ngày trước khi ra bản thảo. Tôi luôn cảm thấy mình đã làm rất tốt theo yêu cầu đặt ra nhưng lần nào bà ấy cũng tìm ra được lỗi mới, nếu không phải thay đổi về chữ thì màu sắc không hòa hợp. Tôi cứ sửa xong lỗi này lại nhảy sang lỗi mới. Điều đó khiến tôi thật sự bất lực.

Cứ hết tháng này sang tháng khác, thái độ của bà ấy vẫn không tốt hơn. Nhiều lần bà ấy còn quát ầm lên trong điện thoại: “Đây là chuyên nghiệp! Chuyên nghiệp! Các cô đừng có làm việc qua loa với tôi. Hôm nay làm ăn qua quýt với tôi, mai có thể sẽ qua quýt với người khác. Cả đời các cô đều sẽ tùy tiện như thế!”.

Có lúc ông chủ sợ tôi không chịu nổi còn cầm điện thoại nghe mắng chung. Mỗi lần như vậy tôi đều nằm bò ra bàn không còn chút sức lực nào. Mắt nhìn chăm chăm vào điện thoại nghĩ: “Viết mỗi bài cho AA mà cũng liên quan tới cả đời người, sao bà ấy không nghỉ hưu đi nhỉ?”. Nhưng lâu dần tôi nhận ra tôi không còn buồn như thế nữa. Càng ngày tôi càng ít bị phê bình. Tôi đã nắm được cách viết nội dung, phối màu cũng như các yêu cầu chi tiết của AA.

Về cơ bản mỗi lần giao bản thảo, tôi chỉ cần sửa một, hai chỗ đã được thông qua, không còn phải nghe mắng nữa.

Sau khi không làm dự án đó nữa, tôi mới nhận ra, nhờ sự khó tính của bà ấy mà tôi tiến bộ rất nhiều. Tự bản thân tôi cũng đã hà khắc hơn với chính mình.

Trong công việc hay trong cuộc sống, chúng ta thường tránh khách hàng khắt khe, chê họ là kẻ ngốc. Hồi còn đi làm, tôi cũng luôn cảm thấy bản thân viết rất hay, bản thân mình đọc còn thấy cảm động thế mà khách hàng lại không hiểu. Tại sao họ lại nghĩ tôi đi sai hướng? Sao họ lại xóa phần tôi cho là hay nhất?

Sau này xem lại các tài liệu liên quan, tôi mới phát hiện ra, những thứ khách hàng sửa bám sát chủ đề, logic và xuôi hơn tôi viết. Bài viết sau khi được sửa đều hay hơn trước cả trăm lần. Thế mà lúc đầu tôi vừa sửa vừa chửi, vừa tăng ca, vừa bực tức. Cứ nghĩ khách hàng mở mồm là đề xuất này nọ, không quan tâm xem tôi tăng ca mệt thế nào, bực tức khó chịu ra sao?

Nhưng cũng chính trong thời gian này tôi dần tiến bộ dù bản thân không nhận ra tôi có thể làm tốt được như thế.

Trong cuộc đời sẽ có những lúc chúng ta bị người khác dồn ép như điểm thi không cao, đàn chưa hay, profile trình bày không đẹp… Đó không phải là vì chúng ta làm không tốt mà do lười biếng không muốn sửa cho tốt hơn thôi.

Dù hiện tại vẫn có một số khách hàng khó tính hay yêu cầu này nọ, nhưng tôi đã học được rằng khi khách hàng có ý kiến khác, ta cần suy nghĩ kỹ xem lời nói của họ có hợp lý không, khác suy nghĩ của mình như thế nào?

Phải bước ra khỏi thế giới nhỏ của mình, đứng ở góc độ khách quan để xem xét tại sao khách hàng lại đưa ra yêu cầu như vậy? Mỗi lần như thế, tôi đều nhận ra bản thân mình chưa thực sự chu đáo, vẫn là khách hàng “lợi hại” hơn rất nhiều.

660x380_21469570-10154986357853364-1835309378-n-20170906223236

Tôi vẫn luôn nhớ vị phu nhân năm nào và thầm cảm ơn bà. Chính bà đã giúp tôi từ một người luôn cho mình là giỏi, biết điểm yếu của mình ở đâu, và dần tiến bộ hơn. Bà cũng giúp tôi hiểu được cầu toàn là đòn bẩy giúp mỗi người tiến bộ hơn, ép họ đến giới hạn chính họ cũng chưa bao giờ nghĩ đến.

Không ai góp ý cho bạn mới là điều đáng sợ nhất. Cũng có nghĩa, để hoàn thiện bản thân, tuyệt đối không được thỏa hiệp với sự dễ dãi và những người tùy tiện.

6 bí quyết giúp bạn hoàn thiện bản thân và tạo ra sự khác biệt

Viết nhật ký hàng ngày

Đã bao giờ bạn ngẫm lại những khoảnh khắc bạn cảm thấy thực sự hạnh phúc và thành công mãn nguyện trong quá khứ và có suy nghĩ rằng làm thế nào để có thể chạm lại được những trạng thái đó khi bạn đang cần động lực cho bản thân chưa?

Có thể bạn sẽ nhớ lại được những bước mình đã làm cũng như những cách thức bạn đã thực hiện với những thành tựu trong quá khứ, nhưng nó sẽ khá là mất nhiều thời gian khi bạn đang cần gợi nhớ lại hàng đống chi tiết và trải nghiệm phức tạp.

Với thói quen ghi lại những điều mình làm hàng ngày vào nhật ký sẽ giúp bạn nắm bắt các cách thức và kinh nghiệm đúc kết được nhanh hơn rất nhiều.

Tư duy chiến thắng

Vươn tới thành công là một con đường có nhiều gian nan và chông gai mà bạn phải vượt qua rất nhiều những thử thách. Niềm tin chiến thắng là một điều quan trọng cần phải có trước mỗi thử thách.

Tâm lý đó sẽ tự động buộc tâm trí bạn vào trạng thái không chấp nhận sự nản chí và mất lòng tin chính mình. Điều kiện để thành công là phấn đấu hết mình, làm việc chăm chỉ nhất và tư duy tích cực nhất.

Phát triển toàn diện các khía cạnh bản thân và cuộc sống

Tất cả các lĩnh vực của cuộc sống đều đóng góp nên sự hoàn thiện của bản thân. Các mối quan hệ, sức khỏe, tài chính… của bạn đều có ảnh hưởng đến sự phát triển cá nhân, vậy nên bạn cần định hướng và giữ được sự cân bằng giữa các nhân tố tác động đến bạn.

Đặt ra những tuyên ngôn mạnh mẽ và tích cực cho bản thân

Trong cuốn sách nổi tiếng “7 thói quen của người thành đạt” của Steven Covey có đề cập rằng, cách hiệu quả để thực hiện được mục tiêu xác định đó là thiết lập những tuyên ngôn mạnh mẽ và tích cực cho cá nhân. Điều này góp phần làm tăng thêm niềm tin bản thân vào sự thành công cũng như thể hiện rõ bạn muốn trở thành thế nào, làm gì, lấy nguyên tắc và phương pháp nào làm nền tảng?

Truyền đạt kiến thức cho người khác là cách tự học tốt nhất

Việc truyền đạt kiến thức mình biết cho người khác được coi là cách tự học tốt nhất, qua đó giúp bạn hiểu sâu hơn và nhớ lâu hơn những điều mình được học.

Khi bạn đang ở vai trò người giảng dạy, não bộ bạn sẽ hoạt động nhiều hơn bởi vì không còn đơn giản tiếp nhận thông tin mà phải xử lý và truyền tải thông tin qua lời nói. Do đó, bất cứ điều gì bạn truyền đạt cho người khác, não bộ sẽ lưu lại chúng lâu hơn.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link