Cây sung cảnh là gì?
Cây sung cảnh hay còn gọi là cây sung bonsai người ta còn gọi là cây Ưu Đàm Thụ hay cây Tụ Quả Dong là một loại cây cảnh được người Việt ưa chuộng mang ý nghĩa tâm linh và là biểu tượng của sự sung túc, trọn vẹn.
Đây là một trong những cây nằm trong bộ Tứ linh gồm cây Đa, cây Sung, cây Sanh và cây Si và bộ Tam Đa gồm cây Sung (Phúc), cây Lộc vừng (Lộc), cây Vạn Tuế (Thọ).
Ý nghĩa phong thủy của cây sung cảnh?
Chữ “sung” trong “sung túc” mang ý nghĩa của sự trọn vẹn, đầy đủ, đem nhiều tài lộc đến cho gia chủ.
Chính vì vậy, trong những dịp lễ tết người ta thường trồng cây sung bonsai hoặc chậu sung hoặc bày trí quả sung trong mâm ngũ quả. Ngoài ra, người ta còn trồng cây sung bonsai cùng với các cây khác trong bộ Tứ Linh hoặc Tam Đa để gia tăng phong thủy cho gia đình.
Ý nghĩa phong thủy đầu tiên của cây sung là thu hút tiền tài và phát triển kinh doanh. Cây sung được cho là có khả năng tạo ra một luồng năng lượng tích cực, giúp kích thích sự thịnh vượng và tài chính cho gia đình. Cây sung có khả năng hấp thụ và lưu trữ năng lượng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh doanh, tạo ra cơ hội và thành công trong công việc.
Ngoài ra, phong thủy cây sung trước nhà còn có tác dụng hóa giải sao xấu và bảo vệ sức khỏe. Theo quan niệm phong thủy, cây sung có khả năng tiêu trừ âm khí, giúp loại bỏ những năng lượng tiêu cực trong không gian sống. Đồng thời, nó cũng được coi là một cây bảo vệ sức khỏe và tuổi thọ, đem lại cảm giác tươi mới và động lực cho người trồng.
Theo hướng phong thủy, cây sung được xem là phù hợp với những người tuổi Dần, Thìn, Tỵ và Mùi. Những người thuộc những con giáp này sẽ hưởng lợi từ năng lượng tích cực mà cây sung mang lại, giúp cân bằng và tăng cường may mắn, tài lộc trong cuộc sống.
Có nên trồng cây sung cảnh trước nhà
Nói chung, với những ý nghĩa phong thủy kể trên, cây sung rất phù hợp để trồng trước cửa. Tuy nhiên bạn lưu ý nên trồng chếch sang 2 bên, trành trồng thẳng cửa nhà vì có thể ngăn cản luồng khí tốt đi vào trong nhà.
Cách trồng sung cảnh trong chậu
Đất trồng cây sung
Khi tiến hành trồng sung cần chú ý chuẩn bị đất trồng thích hợp để cây có điều kiện phát triển. Thông thường sung phát triển tốt ở những nơi có bờ ao, bờ hồ hay những nơi ẩm ướt. Bởi vì cây sung rất háo nước.
Nếu trồng sung trong chậu càng phải chú ý đến đất trồng hơn nữa. Đất phải đảm bảo có khả năng giữ nước và giữ ẩm tốt.
Tuyệt đối không trồng sung trên đất cát hay đất sỏi hoặc bất kỳ loại đất nào không giữ được nước.
Chọn giống cây trồng
Giống cây cực kỳ quan trọng trong cách trồng cây sung vì quyết định đến sự hình thành và phát triển của cây. Bạn có thể trồng bằng hạt, giâm cành hoặc chiết cành. Để tiết kiệm thời gian và chi phí, bạn có thể chọn mua cây sung giống ở tiệm bán cây cảnh. Những cây giống có chiều cao thấp nhất là 15 - 20 cm.
Khi đã chọn được giống cây thích hợp tiến hành bứng cây lên chậu. Đặt cây vào chậu sau đó lấp đất đến cổ rễ của cây, nén chặt đất xung quanh gốc cây để cây có thể đứng vững trong chậu. Tưới nước ngay để cây có thể nhanh bén rễ.
Tưới nước cho cây sung
Nước là yếu tố không thể thiếu trong cách chăm sóc cây sung. Tưới nước cho cây, 1 tuần tưới 2 - 3 lần. Nếu cây sung bị thiếu nước thì bộ phận thân và cành sẽ xuất hiện các vảy bao bọc để làm tăng sức chịu đựng sự khô hạn của cây.
Cây sung có bộ rễ rất khỏe, ăn sâu và chịu được ngập úng vì vậy cây sung cần một lượng nước rất lớn để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt.
Bón phân cây sung
Để cây sung phát triển tốt, bạn nên bổ sung thêm phân chuồng ủ hoai mục hoặc phân NPK kết hợp với tưới nước vo gạo và nước đổ tương say nhỏ. Trong nước vo gạo và nước đỗ tương có hàm lượng phân hữu cơ cao cung cấp cho cây và giúp giữ được trên cây được lâu hơn.
Cách kích thích cây sung ra nhiều trái
Để cây sung cho nhiều quả, người trồng cần có cách trồng cây sung như thế nào?
Đầu tiên, bạn có thể kích thích cây sung ra quả bằng cách ngưng tưới nước khoảng 15 - 20 ngày, lặt bỏ lá. Sau khi cây ra được một đợt lá mới, tiếp tục chăm sóc, cây sẽ ra nụ và ra quả. Thời gian thực hiện từ tháng 6 đến tháng 8 thì sung cho trái vào cuối năm.
Tiến hành kích thích cây sung ra nhiều trái bằng cách dùng dao khứa vài đường gần gốc cây, cho nhựa chảy ra, như vậy cây sẽ mau ra trái hơn. Nếu trồng trong chậu, nên thay chậu to hơn, bổ sung phân vi sinh, ngưng tưới nước, sau 2 - 3 tháng cây ra lá và trái mới.